NGUYÊN LÊ en concert à Lyon
NGUYÊN LÊ en concert à Lyon avec des artistes vietnamiens
Dans le cadre de ses Jazz days, le Musée des Confluences de Lyon a donné carte blanche à NGUYÊN LÊ, célèbre musicien et compositeur français d'origine vietnamienne, présenté par le musée comme 'l'un des guitaristes les plus virtuoses et créatifs du 21è siècle'.
NGUYÊN LÊ a réalisé 3 concerts avec son trio Saiyuki et des invités du Viet Nam, de l'Inde et du Norvège. Le trio Saiyuki est composé de Nguyên Lê (guitare électrique), Mieko Miyazaki, japonaise ( koto, voix) et Prablu Edouard, indien (tabla). Lors de la soirée vietnamienne du 28/04/2015, Nguyên Lê a invité 3 artistes: Ngô Hồng Quang (luth, vièle, chants), Nguyễn Kiều Anh (chant, cithare) et Nguyễn Hoàng Anh ( flûtes). Ils ont joué ensemble successivement les morceaux suivants: Ca Trù ( poésie chantée à la mode des temps très anciens, à partir du 11è siècle), Ru Con (berceuse du Sud), Quan họ Bắc Ninh (chant populaire du Nord), Chiếc khăn Piu ( musique écrite pour accompagner le chanteur Tùng Dương lors de sa présentation de ce titre au Viet Nam), musique de la minorité H'Mong, Lý Ngựa Ô (air populaire du Sud).
A chaque fois, le trio a amplifié de façon harmonieuse la musique du Viet Nam. Après ovation et rappel par le public, ils ont présenté pour la première fois le 'Chầu Văn' (musique de possession, jouée pour stimuler les médiums en transe).
Le lendemain 29/04/2015, les 3 artistes vietnamiens ont donné un concert avec uniquement la musique traditionnelle et les instruments du Viet Nam pour les faire découvrir et établir un dialogue avec le public français.
NGUYÊN LÊ hoà nhạc với ba nghệ sĩ Việt Nam
Để hưởng ứng đề xướng của UNESCO tuyên bố rằng ngày 30/4 là ngày quốc tế của nhạc Jazz, Nhà Bảo tàng Confluences của Lyon đã đưa ra chương trình 'Những ngày nhạc Jazz'. Trong khuôn khổ này, nhạc sĩ NGUYÊN LÊ được giao toàn quyền thành lập chương trình.
NGUYÊN LÊ là nhạc sĩ đàn guitare, người gốc Việt, được giới thiệu là ' một trong những nhạc sĩ đàn guitare giỏi nhất, có nhiều sáng tạo nhất trong thế kỷ này'. Ông từng tuyên bố: Sở trường của tôi là nhạc Jazz, nhưng tôi muốn mở rộng nó ra để bồi đắp vào đấy những làn điệu dân tộc; điều này làm tôi say đắm, cho tôi trở lại cội nguồn của tôi. Trong chương trình 3 ngày, ông đã mời những nhạc sĩ Việt Nam, Ấn Độ và Na Uy để hoà nhạc với với dàn nhạc bộ ba của ông gồm : Nguyên Lê ( chơi guitare điện), Mieko Miyazaki, người Nhật (chơi koto, hát) và Prablu Edouard, người Ấn Độ (chơi tabla).
Trong đêm 28/04/2015, bộ ba này đã cùng hoà nhạc với 3 nghệ sĩ Việt Nam: Ngô Hồng Quang (đàn cò, nguyệt, hát), Nguyễn Kiều Anh (hát, đàn tranh) và Nguyễn Hoàng Anh (sáo). Các nghệ sĩ đã trình bày các làn điệu sau đây: Ca Trù, Ru con Nam bộ, Quan họ Bắc Ninh, Chiếc khăn Piu (nhạc Nguyên Lê viết cho Tùng Dương khi ca sĩ này trình bày bài hát này ở Việt Nam), nhạc của người H'Mong, Lý ngựa ô. Trong mỗi bài, nhạc của bộ ba đã nâng lên, làm xôm tụ cho làn điệu Việt Nam. Sau khi khán giả nhiệt liệt hoan hô, các nghệ sĩ đã trình bày lần đầu tiên nhạc Chầu Văn với phần đệm là sáng tác của Nguyên Lê (nhạc Chầu Văn là nhạc cúng trong các buổi lên đồng).
Ngày hôm sau 29/04/2015, 3 nghệ sĩ Việt Nam đã có buổi trình bày nhạc thuần tuý Việt Nam để giới thiệu làn điệu, nhạc cụ Việt Nam và trao đổi với quần chúng Pháp.