Aller au contenu. | Aller à la navigation

Outils personnels

This is SunRain Plone Theme

Navigation

Vous êtes ici : Accueil / Articles / Journée NGUYỄN DU / La représentation de Kim Vân Kiều dans l’imagerie populaire

La représentation de Kim Vân Kiều dans l’imagerie populaire

La représentation de Kim Vân Kiều dans l’imagerie populaire

Pr J.P.Pascal

Résumé

L’histoire du roman Kim Vân Kiều, le chef-d’œuvre Nguyễn Du, est présentée à partir de la projection de12 estampes choisies dans l’imagerie populaire du village de Đông Hồ. Ces estampes sont accompagnées le plus souvent de longues légendes en caractères démotiques nôm qui reprennent les vers du poème. Elles en illustrent la plupart des épisodes majeurs. Chaque épisode illustré est analysé et replacé dans le contexte du roman de façon à suivre le fil de l’histoire.

La littérature classique vietnamienne a été largement illustrée dans l’imagerie populaire. C’est le cas en particulier de Kim Vân Kiều, le chef-d’œuvre Nguyễn Du.

Les séries d’estampes illustrant les épisodes du roman se présentent de plusieurs façons.

- Des séries de 4 grands panneaux verticaux montrant chacun deux scènes du roman. Ces estampes sont très soignées car destinées à la décoration des intérieurs.

- Des séries de 6 scènes, soit en images séparées, soit regroupées 2 par 2, ou 3 par 3.

- Une série de 8 estampes, imprimée sur papier dó teinté, réalisée à Đông Hồ, qui reprend des patrons antérieurs en simplifiant les légendes.

 Si les épisodes illustrés se répartissent sur l’ensemble du roman, leur nombre est cependant assez restreint. Les différentes séries d’estampes reprennent presque sans variations les mêmes scènes. Il semble qu’une fois le patron établi, on ne s’en écarte que sur des détails.

Le choix des épisodes est parfois surprenant. Certains, qui se prêteraient particulièrement bien à une illustration par leur importance dans le récit ou leur puissance d’évocation, ne sont jamais représentés (les différentes apparitions de la chanteuse Đạm Tiên à Kiều, la mort de Từ Hải, ou la tentative de suicide de Kiều). Inversement, d’autres épisodes, relativement mineurs, ont été retenus, par exemple le départ de Thúc Sinh pour rejoindre sa femme, celui de Từ Hải pour la guerre, ou encore les deux beaux-frères cheminant ensemble après leur réussite aux examens.

Dans la plupart des séries de 4 panneaux, les imagiers cherchent à scander leur récit par des scènes se faisant écho : la première rencontre avec Kim et celle avec Từ Hải ; l’arrivée en char à Lâm Chuy et celle devant la citadelle de Từ Hải ; Kiều jouant de la guitare devant Kim ou devant Mã Giám Sinh ou lorsque les trois héros sont enfin réunis.

Image 1. La première rencontre de Thúy Kiều et de Kim Trọng pendant la fête de la Pure Clarté

Pendant la fête Thanh Minh « Pure Clarté » qui se tient au troisième mois du calendrier lunaire, les gens entretiennent les tombes et sortent en foule se promener dans la campagne. Après s’être apitoyés, devant son tumulus abandonné, sur le sort douloureux de la belle chanteuse Đạm Tiên, Kiều, Vân et leur frère, Vương Quan font la rencontre de Kim Trọng.

 En haut à gauche de l’estampe, les deux sœurs, Kiều et Vân, se dissimulent derrière les arbres fleuris (nous sommes au printemps). Leur frère Vương Quan s’avance, un éventail à la main, au-devant de Kim Trọng monté sur un cheval blanc et accompagné de deux jeunes serviteurs. L’inscription en nôm signifie Kim Vân Kiều tương ngộ  « Rencontre de Kim, Vân et Kiều ».

L’image illustre les vers 145 à 148 du roman : Chàng Vương quen mặt ra chào / Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa / Nguyên người quanh quất đâu xa / Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh « Vương qui connaissait le beau cavalier s’avança pour le saluer / Les deux belles jeunes filles, toutes timides, se dissimulèrent derrière les arbres fleuris / C’était un homme du voisinage et non un inconnu venu de loin / Son nom de famille était Kim, son petit nom Trọng, Il était d’une famille de lettrés ».

 Image 2. Kim et Kiều se déclarent leur amour

 Kiều et Kim se languissent d’amour l’un pour l’autre. Kim, pour se rapprocher, loue la maison mitoyenne d’où il guette vainement pendant deux mois la sortie de Kiều. Un jour, enfin, celle-ci apparaît. Avant qu’il ait pu la rejoindre, elle est déjà rentrée, mais elle a perdu une épingle à cheveux en or qui est resté accrochée à un pêcher et que Kim recueille. Le lendemain, Kiều sort pour rechercher le bijou. Kim en profite aussitôt pour lui parler de l’autre côté du mur.

 En titre Kim Kiều tự tình. Kì nhị « Kim et Kiều se déclarent leur amour. Premier épisode ».

Sur le mur de la maison de gauche figurent les vers 315 et 316 : Bấy lâu mới được một ngày / Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là « Depuis si longtemps j’attendais ce jour ! Arrêtez vos pas pour que je puisse si peu que ce soit vous déclarer mes sentiments ».

 Les 4 vers de la légende (321 à 324) racontent la suite : Sượng sùung giữ ý rụt rè / Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu / Rằng từ ngẫu nhĩ gặp nhau / Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn « Timide, réservée, elle hésitait à s’avancer / Lui la dévisageait alors qu’elle, toute craintive, baissait la tête / Il dit : Depuis qu’un hasard providentiel nous a fait nous rencontrer / Je pensais sans cesse à vous en secret, et depuis tout ce temps je commençais à désespérer ».

 Les vers écrits sur le mur de la maison de Kiều (vers 387 et 388) correspondent à la rencontre suivante, où elle profite du départ de ses parents, partis célébrer l’anniversaire de leur aïeul, pour aller retrouver Kim : Vắng nhà được buổi hôm nay / Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng « L’absence de ma famille m’a procuré ce moment de liberté / Je viens ici avec tout mon cœur vous remercier de vos sentiments à mon égard ».

C’est, en réalité, cette deuxième rencontre qui est représentée sur l’estampe car les deux héros ne sont pas séparés par le mur mitoyen. Ils se trouvent devant la demeure de Kim sur le fronton de laquelle est inscrit, Lãm Thúy hiên « Terrasse de la contemplation des martins-pêcheurs ». On entrevoit dans la maison les pinceaux avec lesquels Kim a fait le dessin un pin, qu’il demande à Kiều de compléter par un poème. Derrière le mur, apparaît le pêcher où s’était accrochée son épingle de tête.

Image 3. À la demande de Kim, Kiều joue de la guitare

Ses parents n’étant toujours pas revenus, Kiều retourne chez Kim pour sceller leur amour. Ils écrivent leurs serments solennels sur une feuille de papier et réunissent deux mèches de leurs cheveux qu’ils partagent en deux. Kim lui demande ensuite de jouer de la guitare. Le titre de l’image porte Ngộ tri âm thư viện cổ cầm « Rencontre de l’ami dans la salle d’études ; elle joue de la guitare ». Les caractères Thư viện « salle d’études » sont inscrits sur le fronton du bâtiment. L’épisode correspond aux vers 463 à 489 du roman.

Ayant appris le décès de son oncle, Kim doit partir pour les funérailles. Kim et Kiều se jurent alors une fidélité perpétuelle.

 Image 4. Kiều est vendue en mariage à Mã Giám Sinh

 Le père de Kiều ayant été victime d’une dénonciation calomnieuse, il doit payer une forte somme d’argent. Ayant pris la décision de sacrifier son amour pour ses devoirs de piété filiale, Kiều propose de se vendre en mariage pour racheter la liberté de son père. Amené par une entremetteuse, Mã Giám Sinh vient faire des propositions d’achat.

 Sur l’image, Mã Giám Sinh est assis à la place d’honneur qu’il s’est octroyé d’office, en face de Kiều. L’entremetteuse se tient de l’autre côté de la table. Après avoir pesé et discuté de la beauté et des talents de Kiều, il lui demande de jouer de la guitare pour évaluer son art. En titre Mã Sinh cầm thi sách Thúy Kiều. Kì nhị « Mã (Giám) Sinh estime les talents de Thúy Kiều ». La légende correspond aux vers 639 et 640 : Đắn đo cân sắc cân tài / Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ « Le client pesa, discuta sa beauté et ses talents / Il l’obligea à jouer de la guitare et à improviser des poésies pour orner les éventails ».

Sur le panneau au centre, figurent les vers 647 et 648  qui relatent les marchandages qui suivent la scène : Cò kè bớt một thêm hai / Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm « On débattait âprement du prix, on retranchait un taël par ici, on en ajoutait deux par là / Après de longues heures, on tomba d’accord sur un prix qui dépassait légèrement quatre cents taëls ».

 Image 5. Kiều est livrée à une maison de plaisir

Mã Giám Sinh est, en réalité, un être grossier, marié à une vieille maquerelle, Tú Bà, qu’il pourvoit en femmes pour leur maison de plaisir. Après avoir sauvagement abusé de Kiều, il l’emmène à Lâm Chuy pour la livrer à la maison de plaisir. Au bout d’un mois, ils arrivent devant la maison tenue par Tú Bà.

L’inscription signifie Mā Kiều hồi Lâm Chuy « Retour de Mā et de Kiều à Lâm Chuy ». Sur le fronton de la maison : Thanh lâu « Étages verts », c’est-à-dire maison de joie, ce que confirme le saule planté à l’entrée. L’image illustre les vers 921 et 922 du roman : Xe châu dừng bánh cửa ngoài / Rèm trong đã thấy một người bước ra « Le char orné de perles s’arrêta devant la porte d’entrée / Aussitôt de l’intérieur, quelqu’un sortit ». Sur l’estampe, le char orné que décrit le texte est remplacé par un simple pousse-pousse. Tú Bà sort de la maison pour les accueillir, un éventail à la main.

Comprenant sa situation Kiều tente de se suicider. Tú Bà, qui veut préserver son investissement, la dispense de prostitution et lui permet de rester dans sa chambre jusqu’à ce que quelqu’un vienne la demander en mariage.

Image 6. L’aventure avec Sở Khanh

Retirée dans un pavillon, Kiều entend, un jour, la voix de quelqu’un qui récite des poèmes. Il s’agit de Sở Khanh qui, ayant aperçu Kiều à travers le store, s’en déclare éperdument amoureux. Il lui promet de la libérer en l’enlevant. Elle écrit alors un billet pour lui conter toute son histoire. Le lendemain, elle reçoit une lettre en réponse avec les seuls caractères en nôm Tich Việt. L’image fait la synthèse de ces deux moments. Elle fait référence aux vers 1065 à 1069 du roman : Than ôi ! sắc nước hương trời ! / Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây ! / Giá đành trong nguyệt trên mây / Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa ! / Nổi gan riêng giận trời già « Comment! Cette beauté unique dans le pays, ce parfum céleste / A pu s’égarer de son monde et venir s’échouer en ces lieux ! / C’est un trésor d’une telle qualité qu’il ne devrait se découvrir que dans la Lune ou sur quelque beau nuage inaccessible / Fleur unique ! quelle déchéance ! Ô fleur ! / Mon cœur se soulève de colère contre l’injuste vieux Dieu ». Sở Khanh tient un éventail sur lequel est écrit Tich Việt. La légende confirme le moment : Thúy Kiều kiến Sở Khanh phong lưu  «  Thúy Kiều découvre les belles manières (dispositions) de Sở Khanh ». En effet, le caractère nôm Tich peut se décomposer en vingt, un et jour (soit 21e jour), et Việt en heure et chien. Il fixe ainsi la date et l’heure du rendez-vous pour leur fuite.

En fait, Sở Khanh est un homme de main de Tú Bà. Ils ont monté cette comédie pour mettre la jeune femme en faute et permettre ainsi à Tú Bà de disposer totalement d’elle. Reprise, Kiều est sévèrement battue et, résignée, finit par accepter son sort en signant un engagement écrit. .

 Image 7. Thúc Sinh part rejoindre sa femme

L’un des jeunes clients de la maison, Thúc Sinh, tombe amoureux de Kiều et décide d’en faire sa seconde épouse. Il la rachète à Tú Bà. Au bout d’une année, Kiều s’inquiète de ce que la femme de Thúc Sinh, Hoạn Thư, qui vit dans son pays natal près de sa famille, n’ait pas encore réagi.  Elle presse Thúc Sinh d’aller la voir pour clarifier la situation.

Après un repas d’adieu, Kiều l’accompagne, selon la coutume, jusqu’au relais de poste. Sur l’image, on amène déjà le cheval. Comme il est dit dans le roman, Thúc tient une coupe à la main et Kiều lui tient délicatement la robe. Ils sont accompagnés par deux serviteurs. En titre : Thúc Sinh hồi Thúy Kiều lễ tống. Kì tứ « Thúc Sinh retourne chez lui, Thúy Kiều accomplit le rite de la reconduite. Quatrième épisode ».

Les 4 vers correspondent aux vers 1515 à 1518 du roman : Thương nhau xin nhớ lời nhau / Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy / Chén đưa nhớ bữa hôm nay / Chén mừng xin đợi ngày này năm sau « Si vous m’aimez, rappelez-vous nos paroles échangées / Et l’année, pour longue qu’elle sera, ne sera pas tellement longue / Rappelez-vous la coupe d’adieu que nous buvons ensemble aujourd’hui / Pour boire la coupe du retour joyeux, attendons ce même jour de l’année prochaine ».

Thúc Sinh restera un an avec sa femme Hoạn Thư sans toutefois oser l’informer de son mariage avec Kiều. Hoạn Thư, qui était naturellement informée de la situation en conçoit de la jalousie et des idées de vengeance. Dès le départ de Thúc Sinh pour Lâm Chuy elle décide de faire enlever Kiều pour l’humilier en en faisant son esclave. Lors de l’enlèvement, les deux hommes de main mettent le feu au cabinet de lecture de Kiều après y avoir déposé le cadavre d’un inconnu pour faire croire à sa mort. .

 Au printemps suivant, Thúc Sinh retourne rejoindre Hoạn Thư. Dès son arrivée, celle-ci fait appeler Kiều et l’humilie devant Thúc Sinh. Lui, toujours aussi lâche, et malgré sa douleur de voir sa bien-aimée devenue servante dans sa propre maison, feint de ne pas la connaître. Un jour, en voyant Kiều se lamenter, Hoạn Thư oblige son mari à lui demander d’écrire son histoire. Touchée par tant d’infortune, elle accepte que Kiều se fasse bonzesse et desserve la petite pagode dédiée à Quan Âm, située au fond du jardin.

 Image 8. Thúc Sinh et Kiều sont surpris par Hoạn Thư

Kiều, devenue la bonzesse Trạc Tuyền, vit retirée du monde en composant des sûtras et en tentant d’accepter son sort et sa vie gâchée. Un jour, profitant de l’absence de son épouse, partie faire une visite à ses parents, Thúc Sinh se rend auprès de Kiều. Il lui exprime sa honte d’avoir dû l’abandonner ainsi. Les deux amants, ayant trop de choses à se dire et trop de souvenirs à se rappeler, se sont attardés trop longtemps. Hoạn Thư, qui avait simulé son départ, les écoute, en cachette depuis plus d’une demi-heure.

 Sur l’image, Kiều, vêtue comme les bonzesses de grosses cotonnades, est assise un pinceau à la main en train de composer des sûtras. Sur l’autel sont posés une bougie allumée et un brûle-parfum. Du toit pend une banderole avec l’inscription Nam mô Phật « Je consacre ma vie à Bouddha ». Thúc Sinh est debout à côté d’elle, sur les marches. Hoạn Thư arrive, suivie d’une servante. En légende : Thúc Sinh dữ Kiều tư tình « Thúc Sinh. et Kiều. se déclarent leur amour ». En réalité, c’est l’instant où ils sont surpris par Hoạn Thư qui est illustré. L’image fait référence aux vers 1982 à 1986 du roman : Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào / Cười cười nói nói ngọt ngào / Hỏi chàng mới ở chốn nào lại chơi / Dối quanh Sinh mới liệu lời / Tìm hoa quá bước xem người viết kinh « La jeune dame, venue on ne sait d’où, s’était déjà avancée à travers les fleurs / Elle rit et parla avec douceur / Elle lui demanda par quel hasard il était venu en ce lieu / Sinh, préparant ses mots pour mentir, répondit évasivement / Qu’en cherchant des fleurs ses pas l’avaient conduit jusque là pour voir la religieuse écrire ses sutras ».

Devant l’attitude sournoise de Hoạn Thư, Kiều décide de s’enfuir le soir même, non sans avoir pris sur l’autel une cloche en or et une plaque en argent comme viatique. Après une nuit de marche, elle demande l’hospitalité à un temple où elle est accueillie par la supérieure Giác Duyên. Elle fait don de son trésor au temple. Quelques temps plus tard, un visiteur ayant reconnu les objets, elle confesse toute son histoire à Giác Duyên. Effrayée la bonzesse la confie à la famille Bạc pensant qu’elle y sera plus en sécurité que dans le temple. Mais Madame Bạc est, en réalité, un alter ego de Tú Bà et le destin de Kiều se répète. Elle n’a pas d’autre choix que  d’épouser le neveu Bạc Hạnh. C’est lui aussi une canaille qui l’emmène au loin et la vend à une maison de plaisir dès leur arrivée.

Image 9. Từ Hải vient à la rencontre de Thúy Kiều.

 Kiều, retombée à l’état de pensionnaire d’une maison de plaisir, reçoit un jour la visite du guerrier Từ Hải. Celui-ci est venu à la maison de plaisir attiré par la grande renommée de Kiều. Ils se plaisent immédiatement. Il rachète Kiều et passe la moitié d’une année avec elle. Mais Từ ne peut résister longtemps à son besoin de conquêtes et d’aventures. Il demande à Kiều de l’attendre lui promettant de l’épouser dès son retour.

Restée seule, Kiều repense à sa famille qu’elle a quittée depuis déjà plus de dix ans. Un jour, la guerre atteint la région. Pressée de s’enfuir, elle reste pour tenir sa promesse. Arrivent alors dix généraux, accompagnés de dames d’honneur et de servantes qui viennent lui faire cortège pour l’amener, dans un char impérial, « auprès de son Auguste époux ».

L’image montre l’arrivée de Kiều à la capitale de Từ Hải. Curieusement, elle est seule dans un bateau mené par un rameur et non dans un char, entourée d’un cortège comme il est dit dans le roman. Từ Hải s’avance à cheval hors de la citadelle pour l’accueillir, accompagné d’un soldat. En légende : Từ Hải nghinh Thúy Kiều « Từ Hải vient chercher Thúy Kiều ». L’épisode correspond aux vers 2271 à 2273 du roman : Kéo cờ lũy phát súng thành / Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài / Lữa mình là vẻ cân đai « Des drapeaux furent hissés sur les remparts et des coups de canon tirés de la citadelle / Le seigneur Từ sortit en personne à la rencontre de Kiều / Portant avec aisance le bandeau et la grande ceinture à cornes ».

Image 10. Kiều juge ceux qui se sont montrés bons ou mauvais envers elle

 Kiều ayant raconté à Từ Hải sa lamentable histoire, celui-ci est pris d’un accès de colère et envoie des troupes pour ramener à sa capitale tous les protagonistes. Il organise alors une séance officielle de jugement où Kiều aura tous pouvoirs pour manifester sa reconnaissance ou exercer sa vengeance. L’image montre Kiều et Từ assis sous la tente dressée au milieu du camp. À gauche, la bonzesse Giác Duyên qui avait donné asile à Kiều se tient à la place d’honneur. À droite, Thúc Sinh est assis devant un soldat tenant une hallebarde. Il contemple Hoạn Thư,

agenouillée devant lui, avec des sentiments mélangés de joie pour Kiều et d’inquiétude pour le sort de sa femme. Le bourreau tient la corde, prêt à exécuter la sentence. La légende dit : Thúy Kiều báo ơn báo thù « Thúy Kiều. manifeste sa reconnaissance ou sa vengeance ». L’épisode correspond aux vers 2357 à 2378 du roman. Il est difficile de savoir s’il s’agit du moment où Kiều expose ses griefs, de celui où Hoạn Thư implore sa pitié, ou enfin de celui où Kiều renonce à se venger.

Paraissent ensuite tous les autres prisonniers Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh, Tú Bà et Mã Giám Sinh. Ils seront exécutés. Après de nouvelles campagnes victorieuses, Từ se proclame souverain de toute la région frontalière.

Inquiet de la rébellion, l’Empereur donne pleins pouvoirs à Hồ Tôn Hiến, un Gouverneur de province, pour combattre Từ Hải ou le persuader de se soumettre à la Cour par la promesse de hautes fonctions. Celui-ci hésite, mais Kiều, plus naïve, le pousse à accepter, y voyant l’occasion de retrouver une vie moins aléatoire et de se rapprocher des siens. Lors de la cérémonie de reddition, Hồ profite traîtreusement de l’excès de confiance de Từ pour attaquer avec ses troupes et le tuer. Kiều est donnée pour femme à un chef indigène. Elle est emmenée en barque par son nouvel époux. Lorsqu’ils atteignent l’embouchure du fleuve Tiền Đường, elle écrit un ultime poème et se jette dans les flots. Mais elle vient se prendre dans les filets tendus par les pêcheurs au service de la bonzesse Giác Duyên qui s’était installée près du fleuve. Kiều vivra désormais avec elle, dans sa cabane.

Image 11. Kim Trọng et Vương Quan devenus mandarins recherchent Kiều

Après son retour des funérailles de son oncle, Kim Trọng avait trouvé la maison de sa bien-aimée abandonnée. Il finit par apprendre le sacrifice de Kiều, ainsi que ses vœux de voir sa sœur la remplacer dans son engagement envers lui. Il retrouve la famille de Kiều et l’installe dans sa propre maison. Il met ensuite tout en œuvre pour retrouver celle qu’il considère comme son épouse. Ses recherches n’aboutissant pas, on hâte son mariage avec Thúy Vân. Son cœur et ses pensées restent, cependant, tournés vers sa bien–aimée.

Plusieurs années après, Kim Trọng et Vương Quan sont reçus ensemble au concours du doctorat. Kim est nommé sous-préfet à Lâm Chuy. Thúy Vân, ayant vu sa sœur en rêve, l’informe que Kiều a vécu justement à Lâm Chuy. Mais sa trace se perd après son départ de chez Thúc Sinh.

Peu de temps après, Kim est nommé à Nam Bình et Vuong à  Phú Dương. La route comportant des parties communes, il convient de cheminer ensemble.

L’image  correspond aux vers 2952 à 2956 du roman : Hai nhà cũng thuận một đường phó quan / Xẩy nghe thế giặc đã tan / Sóng êm Phúc Kiến  lửa tàn Tích Giang / Được tin Kim mới rủ Vương / Tiện đường cùng lại tim nàng sau xưa « Ils devaient suivre la même route pour rejoindre leurs postes / Sur ces entrefaites, ils apprirent que les troubles avaient pris fin / Le calme était revenu dans le Phúc Kiến et l’incendie éteint dans le Tích Giang / À cette nouvelle, Kim proposa à Vương / De profiter de leur voyage pour retrouver Kiều et savoir ce qui lui était arrivé ». En titre : Phụng chỉ huynh đệ đồng phó nhậm « Ayant reçu l’ordre par décret impérial, les deux frères vont rejoindre leur poste ». Les deux beaux-frères chevauchent  accompagnés, comme leur rang l’exige par des serviteurs portant parasols et fanions. Ils tiennent à la main un sceptre ruyi (en forme de champignon d’immortalité), symbole de leur fonction mandarinale. Ce qui est peut-être excessif pendant le voyage, de même que le sabre au clair porté par un serviteur.

À leur arrivée à Hàng Châu, ils apprennent la fin de Từ et le suicide de Kiều.

 Image 12. Kim, Vân et Kiều se retrouvent

 Alors que la famille au grand complet invoque les mânes de Kiều près du fleuve où elle s’est jetée, la bonzesse Giác Duyên, passant par là, et voyant le nom de Kiều inscrit sur la tablette funéraire les informe que celle-ci est toujours vivante et les amène la retrouver dans leur chaumière.

On organise un grand banquet de retrouvailles. Pressée d’épouser Kim, Kiều refuse, ne s’en sentant plus digne. Mais devant l’insistance de Kim, elle finit par céder. Cependant, dans la chambre nuptiale, elle lui explique qu’elle souhaite que leur amour soit placé maintenant sur le plan de l’amitié, sa honte serait trop grande pour se comporter en épouse. Kim finit par accepter. Il lui demande alors de jouer à nouveau sur sa guitare l’air qu’elle avait joué le jour de leur serment d’amour.

Sur l’image Kim et Kiều sont assis sur le lit de camp. Kiều joue de la guitare. Kim boit une tasse d’alcool. Comme il est dit dans le roman, on trouve sur la table le cierge que l’on vient de changer et le brûle-parfum d’où s’élève une volute de fumée qui « semble suivre les mouvements de la musique ».

L’estampe correspond aux vers 3189 à 3198 du roman, alors que Kim et Kiều sont seuls dans la chambre nuptiale et ont finalement décidé de vivre en amis plutôt qu’en époux. Elle prend, cependant, des libertés par rapport au texte, en ajoutant Vân, debout, au premier plan, un éventail à la main. C’est naturellement pour que les trois héros figurent ensemble dans la dernière image. Les légendes correspondent à des moments différents de la scène représentée. En titre : Kim Vân Kiều tái hợp. Kì lục « Kim, Vân et Kiều se retrouvent  Sixième épisode ». En haut, à gauche sont inscrits les vers 3061-3064 : Tàng tàng chén cúc dở say / Đứng lên Vân mới kể bày một hai / Rằng trong tác hợp duyên trời / Đôi bên gặp gỡ một lời kết giao « La douce ivresse des coupes d’alcool de chrysanthèmes peu à peu s’emparait d’eux. /  Se levant, Vân dit alors quelques mots / Dans cette union prédestinée, forgée par le Ciel, / Vous vous êtes rencontrés et avez réalisé votre promesse d’union». Cet épisode, en réalité, se passe lors du grand banquet familial de retrouvailles.

Au-dessus de Kiều, figurent les vers 3123 et 3124 : Hoa tàn mà lại thêm tươi / Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa « Ainsi la fleur fanée voit augmenter son éclat. / Et la lune déclinante est plus resplendissante que la pleine lune d’antan ». Ce sont les arguments avancés par Kim, lors du banquet pour convaincre Kiều de l’épouser.

À droite, les vers 3137 à 3140 : Những từ sen ngó đào tơ / Mười lăm năm mới bây giờ là đây / Tình duyên ấy hợp tan này / Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao « Depuis que le lotus a épanoui son bourgeon aux tendres pétales roses / Quinze années se sont écoulées et aujourd’hui seulement ils se retrouvent / Cet amour, ce mariage tardif, cette réunion enfin réalisée après la longue séparation/ Ces douleurs et ces joies, il n’en fallait pas tant pour trouver la nuit avancée et la lune bien haut au-dessus de l’horizon ». C’est le début du passage dans la chambre nuptiale où les deux amants se retrouvent seuls pour la première fois après 15 ans de séparation.

Bên phải, các câu thơ 3137-3140 : Những từ sen ngó đào tơ / Mười lăm năm mới bây giờ là đây / Tình duyên ấy hợp tan này / Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao. Đấy là đoạn trước khi Kim Kiều vào phòng hoa chúc sau 15 năm xa cách.

De nombreuses versions transforment ce tête-à-tête intime en scène de vie familiale. Outre Vân, apparaissent un ou deux enfants nés de son union avec Kim ainsi qu’une servante.

A propos de l'auteur:

Le Pr PASCAL Jean Pierre est  le Directeur du journal Carnets du Viet nam ( actuellement sur net ). Il a de profondes attaches avec le Viet Nam depuis les années 1970 et a effectué de nombreuses missions scientifiques au Viet Nam (il est actuellement conseiller scientifique auprès du Ministère de l'Ecologie). Il a découvert la tradition des estampes populaires du village Dong Ho (près de Ha Noi), il possède actuellement une importante collection de grande valeur artistique. Surtout il continue à  travailler directement avec les artisans de Dong Ho pour découvrir puis regraver certaines estampes perdues depuis les années de guerre. Il est l'auteur d'un ouvrage sur les estampes de Dong Ho (en cours d'édition), son exposition en Octobre 2015 au Centre Culturel du Viet Nam à Paris était remarquable .

Truyện Kim Vân Kiều trong hình ảnh của tranh dân gian- GS Jean Pierre Pascal

 Tóm tắt: Truyện Kim Vân Kiều, kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, sẽ được trình bày qua 12 bức tranh của làng Đông Hồ .Các tranh này minh hoạ những hồi quan trọng nhất của truyện. Mỗi bức tranh  đều có nhiều ghi chú bằng chữ Nôm, lấy từ lời thơ trong truyện. Mỗi hồi sẽ được phân tích và sắp xếp theo thứ tự để giúp thính giả theo dõi dễ dàng.

Rất nhiều tác phẩm của nền văn học cổ điển Việt Nam đã được minh họa qua tranh dân gian. Đó cung là trường hợp của Truyện Kim Vân Kiều, tuyệt tác của Nguễn Du.

Những bức tranh minh họa các đoạn trong truyện có nhiều hình thức.

-Loạt 4 tấm biển lớn dạng đứng thẳng, mỗi tấm minh họa cho hai cảnh của truyện. Các biển được tạo dựng công phu vì dành để trang trí trong nhà

-Loạt các tấm biển trình bày 6 cảnh, hoặc mỗi tấm một cảnh, hoặc mỗi tấm 2 hay 3 cảnh.

-Loạt 8 tấm biển, in trên giấy dó đã nhượm màu, thực hiện tại làng Đông Hồ, nơi đây sử dụng các khuôn có sẳn và giản dị hóa các ghi chú.

Các cảnh được trình bày thường kế tiếp nhau trong toàn truyện, nhưng số cảnh tương đối hạn chế. Các loạt tranh thường lấy lại các cảnh giống nhau. Dường như một khi đã có khuôn, các tranh chỉ khác nhau trong vài chi tiết thôi.

Cách lựa chọn các cảnh nhiều khi hơi lạ. Nhiều cảnh quan trọng trong diễn biến của truyện lại không thấy được trình bày (các lúc Đạm Tiên hiện ra với Kiều, cái chết của Từ Hải hoặc lúc Kiều tự tử). Trái lại, nhiều cảnh tương đối phụ, lại được chọn như khi Thúc Sinh khởi hành đi thăm Hoạn Thư, khi Từ Hải đi chinh chiến hoặc khi hai chàng anh em vợ song song cởi ngựa vinh quy.

Trong hầu hết các loạt 4 tấm biển, nghệ nhân tìm cách nhấn mạnh các cảnh được trình bày bằng những cảnh đối nhau : cuộc gặp đầu tiên giửa Kiều và Kim Trọng  và cuộc gặp đàu tiên giửa Kiều và Từ Hải ; Kiều đánh đàn cho Kim Trọng và Kiều đánh đàn cho Mã Giám Sinh hoặc lúc Kim Vân Kiều tái ngộ.

 Hình 1. Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau trong lễ Thanh Minh

 Trong lễ Thanh Minh diễn ra tháng ba âm lịch, dân chúng đi tảo mộ và cũng chơi xuân. Sau khi bùi ngùi thương tiếc Đạm Tiên trước mộ bỏ hoang của nàng, Kiều, Vân và Vương Quan gặp Kim Trọng.

Phần trên, bên trái của hình, hai chị em Kiều và Vân đứng sau cây đang nở hoa (bây giờ là mùa xuân). Vương Quan, tay cầm quạt, bước ra đón. Kim Trọng cởi ngựa bạch, có hai người hầu đi theo. Tựa chữ nôm ghi ‘Kim Vân Kiều tương ngộ’. Cảnh này được tả trong truyện qua các câu thơ từ 145 đến 148 : Chàng Vương quen mặt ra chào / Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa / Nguyên người quanh quất đâu xa / Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh

Hình 2. Kim Kiều tự tình

 Kiều và Kim tương tư nhau. Kim thuê nhà bên cạnh nhà Kiều và trong hai tháng mong ngóng hằng ngày chờ lúc Kiều ra sân vườn. Một hôm, Kiều hiện ra. Kim chưa kịp chào thì nàng đã vào nhà, nhưng nàng đánh mất một kim thoa trên cành đào. Kim nhặt lấy. Hôm sau, Kiều ra tìm. Kim nhờ đó được lên tiếng phía bên kia tường.

 Tựa trên tấm biển : Kim Kiều tự tình

Trên tường nhà bên trái, có hai câu thơ 315-316 : Bấy lâu mới được một ngày / Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là

Bốn câu thơ trong phần chú thích (321-324) kể tiếp : Sượng sùung giữ ý rụt rè / Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu / Rằng từ ngẫu nhĩ gặp nhau / Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn

 Các câu thơ ghi trên tường nhà của Kiều (387-388) kể chuyện gặp lần sau, khi, nhân dịp gia đình vắng nhà, Kiều đến tìm Kim : Vắng nhà được buổi hôm nay / Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng.

Đúng là tấm tranh minh họa cuộc gặp lần hai này vì giữa hai người không có bức tường. Họ đang ở trước nhà Kim, có bản ghi ‘Lãm Thúy hiên’. Ta nhìn thấy trong nhà có bút mà Kim đã dùng để vẻ cây tùng và chàng xin Kiều ghi vào một bài thơ. Sau bức tường, ta thấy cây đào mà Kiều đã để mất kim thoa trên đó.

Hình 3. Kiều gảy đàn theo lời yêu cầu của Kim

Cha mẹ chưa về, Kiều trở lại nhà Kim để kết chặc tình duyên. Hai người viết lời thề trên giấy và lấy tóc mây của nhau nhập lại, cắt chia đôi. Kim yêu cầu Kiều chơi đàn. Tựa của bức tranh là ‘Ngộ tri âm thư viện cổ cầm’, Gặp tri âm, đàn trong thư viện. Chữ ‘thư viện’ được ghi ngoài cửa.

Đoạn này nhằm vào các câu thơ 463-489. Kim Kiều thề chung tình mãi mãi.

Hình 4. Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh

 Vương Ông bị vu oan, gia đình phải có nhiều tiền để lo vụ án. Kiều quyết định hy sinh tình yêu, vì chữ hiếu bán mình chuộc cha. Có người mai đưa Mã Giám Sinh đến mua nàng.

Trên hình, Mã Giám Sinh ngồi tót ở ghế trên, trước mặt là Kiều. Người mai mối ngồi bên kia bàn. Trong khi ‘cân sắc cân tài’ của Kiều, Mã Giám Sinh bắt Kiều chơi đàn. Tựa bức tranh là ‘Mã Sinh cầm thi sách Thúy Kiều’ Mã Giám Sinh thử tài Thúy Kiều.Lời chú thích ghi các câu thơ 639-640 ‘Đắn đo cân sắc cân tài / Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ’

Giữa bức tranh , có ghi các câu thơ 647-648 ‘Cò kè bớt một thêm hai / Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm’

Hình 5. Kiều bị đưa vào thanh lâu

 Mã Giám Sinh thật ra là kẻ lưu manh, cấu kết với mụ Tú Bà để đi mua người đem về làm gái điếm. Hắn lợi dụng hiếp Kiều một cách dã man, rồi đưa Kiều về Lâm Chuy để vào nhà thổ.  Sau hành trình một tháng, Kiều về đến nhà của Tú Bà. Hình này minh họa 2 câu thơ 921-922 : Xe châu dừng bánh cửa ngoài / Rèm trong đã thấy một người bước ra. Trên tranh, ‘xe châu’ chỉ là một chiếc xe kéo. Tú Bà ra đón, tay cầm quạt.

Nhận ra tình cảnh, Kiều tựi tử nhưng không chết. Tú Bà sợ mất của nên hứa để nàng ở yên, chờ người đến cưới. 

Hình 6. Phiêu lưu với Sở Khanh

Đang ở lầu Ngưng Bích, một hôm Kiếu nghe tiếng ngâm thơ. Đó là tiếng Sở Khanh, tuyên bố rằng, nhìn nàng thoáng qua mành, đã thấy yêu nàng thấm thiết và hứa sẽ đưa nàng đi giải thoát. Kiều đưa thư kể chuyện mình. Hôm sau, nàng được hồi âm, thư chỉ ghi hai chữ Tích Việt.

Bức tranh kể cả hai lúc, chép lại các câu thơ 1065-1069 : Than ôi ! sắc nước hương trời ! / Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây ! / Giá đành trong nguyệt trên mây / Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa ! / Nổi gan riêng giận trời già. Sở Khanh cầm quạt có ghi hai chữ Tích Việt. Phần ghi chú viết : Thúy Kiều kiến Sở Khanh phong lưu, Kiều nhìn tư cách phong lưu của Sở Khanh. Đúng là chữ Tích gồm ba từ hai mươi, một và ngày (tức ngày 21) và  chữ Việt gồm hai nghĩa vượt chạy và giờ Tuất. Vậy là Sở Khanh định ngày giờ đưa Kiều đi trốn thoát.

Thật ra, Sở Khanh là người của Tú Bà, thực hành kế của mụ để đưa Kiều làm lỗi, bị bắt lại, bị đánh đập phủ phàng và cuối cùng phải ký giấy cam kết chấp nhận số phận cay nghiệt.

Hình 7. Thúc Sinh về thăm vợ

Một khách hàng trẻ tên là Thúc Sinh yêu Thúy Kiều và quyết cưới nàng làm vợ lẻ. Chàng chuộc lại nàng. Sau một năm, Kiều lo lắng vì không thấy phản ứng của Hoạn Thư, vợ chánh, sống gần gia tộc mình. Nàng hối Thúc Sinh đi thăm Hoạn Thư để giải quyết vấn đề.

Sau bửa ăn tiển biệt, Kiều đưa Thúc Sinh lên đường. Trên bức tranh, ngựa đã được chuẩn bị sẵn sàng. Thúc Sinh nâng chén rượu và Kiều nhẹ nhàng chạm áo Thúc Sinh. Có hai người theo hầu. Tựa bức tranh đề : Thúc Sinh hồi Thúy Kiều lễ tống. Kì tứ. Thúc Sinh về quê, Thúy Kiều đưa tiển.

Bốn câu thơ nhằm các câu từ 1515 đến 1518 : Thương nhau xin nhớ lời nhau / Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy / Chén đưa nhớ bữa hôm nay / Chén mừng xin đợi ngày này năm sau

Thúc Sinh ở cùng Hoạn Thư một năm mà không dám nói về việc cưới Thúy Kiều. Hoạn Thư đã biết rõ mọi chuyện, nổi ghen và lập mưu trả thù. Ngay khi Thúc Sinh rời Lâm Chuy, nàng đã quyết định bắt cóc Kiều về làm người ở. Hai tên đi bắt đã đốt cháy thư phòng nhà Kiều và vứt vào đó một hài cốt vô danh hầu gợi ý là Kiều đã chết.

Mùa xuân năm sau, Thúc Sinh trở lại thăm Hoạn Thư. Ngay lúc chàng bước vào nhà, Hoạn Thư gọi Kiều ra và làm nhục nàng trước mặt Thúc Sinh. Thúc Sinh vẫn hèn nhát, mặc dù đau đớn thấy người yêu thành người ở ngay trong nhà mình, giả bộ không quen biết nàng. Một hôm, thấy Kiều than khóc, Hoạn Thư bắt chồng bảo Kiều viết ra chuyện đời của mình. Thương tình thấy cuộc đời bất hạnh, Hoạn Thư cho Kiều tu nơi miếu Quan Âm ở sau vườn.

Hình 8. Thúc Sinh và Kiều bị Hoạn Thư bắt gặp

 Kiều, bây giờ là nữ tu Trạc Tuyền, sống xa thế gian, chép kinh và cố chấp nhận số phận và đời bạc mệnh. Một hôm, nhân lúc Hoạn Thư vắng mặt, Thúy Sinh đến gặp Kiều. Chàng bài tỏ rằng mình tự thấy nhục vì đã bỏ rơi Kiều như thế. Hai tình nhân, mê mải chuyện trò, tâm sự, để thời gian trôi qua quá lâu. Hoạn Thư đã giả đò vắng mặt nhưng đã nghe trộm hai người từ hơn nửa giờ.

Trên tranh, Kiều mặc đồ nâu sòng của nữ tu, tay đang cầm bút chép kinh. Trên bàn thờ, có một ngọn nến đang cháy và một lư hương.Treo từ trên trần là biển đề ‘Nam mô Phật’. Thúc Sinh đúng cạnh Kiều trên thềm. Hoạn Thư vừa đến, có người hầu đi theo. Bản ghi chú biên Thúc Sinh dữ Kiều tư tình. Thực ra, hình minh họa lúc Hoạn Thư vừa hiện ra : Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào / Cười cười nói nói ngọt ngào / Hỏi chàng mới ở chốn nào lại chơi / Dối quanh Sinh mới liệu lời / Tìm hoa quá bước xem người viết kinh.

Trước thái độ xảo trá của Hoạn Thư, Kiều quyết định bỏ trốn ngay tối hôm đó và có mang theo chuông vàng khánh bạc hòng hộ thân. Sau một đêm dong ruổi, nàng gặp được chùa và xin sư Giác Duyên cho ở lại. Nàng mang chuông khánh tặng cho chùa. Một thời gian sau, khách đến viếng chùa nhìn ra chuông khánh là của nhà Hoạn Thư. Kiều phải thú thật và kể chuyện mình với Sư Giác Duyên. Sư  thấy Kiều không thể ở lại chùa và giao nàng cho gia đình họ Bạc, tưởng rằng nàng sẽ yên thân nơi ấy. Nhưng Bạc Bà cũng cùng loại như Tú Bà và số mệnh Kiều lại trở về đường củ. Nàng phải cưới cháu Bạc Hà là Bạc Hạnh. Tên này mang Kiều đi bán vào thanh lâu.

Hình 9. Từ Hải gặp Thúy Kiều

 Kiều đang ở thanh lâu lần thứ hai, một hôm gặp chiến tướng Từ Hải, đến đấy vì nghe danh của Kiều. Hai người phải lòng nhau ngay. Chàng đưa nàng ra khỏi lầu xanh và sống nửa năm với nàng. Nhưng Từ Hải không thể cưởng lại nhu cầu đi giang hồ, chinh phục. Chàng yêu cầu nàng ở lại đợi chờ, chàng sẽ về cưới nàng.

Ở lại một mình, Kiều nhớ gia đình đã xa cách hơn mười năm. Một hôm, chiến tranh nổ bùng đến trong vùng. Mọi người gọi Kiều chạy đi nhưng nàng ở lại như đã hứa. Bổng xuất hiện ra mười tướng với cung nga, thế nữ để phò nàng về với phu quân.

Tranh minh họa lúc Kiều về kinh đô của Từ Hải. Điều lạ là nàng đang ở một mình trên thuyền chứ không phải trên kiệu có tùy tùng theo như trong truyện đã ghi. Từ Hải cởi ngựa ra khỏi thành nghênh đón. Phần ghi chú đề ‘Từ Hải nghinh Thúy Kiều’. Đoạn này nhằm vào các câu thơ từ 2271 đến 2273 : Kéo cờ lũy phát súng thành / Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài / Lữa mình là vẻ cân đai

Hình 10-Kiều báo ân trả oán

Kiều kể cho Từ Hải nghe đời sống thảm hại của mình, nghe xong Từ Hải nổi giận gửi binh đem về tất cả các nhân vật có liên quan và tổ chức một buổi xử long trọng để Kiều có đủ uy quyền báo ân trả oán. Tranh cho thấy Kiều và Từ Hải ngồi giữa trướng trong thành. Bên trái, sư Giác Duyên đã cưu mang Kiều ngồi hàng danh dự. Bên phải, Thúc Sinh ngồi cạnh một binh sĩ cầm vũ khí. Chàng nhìn Hoạn Thư đang quì trước mặt, nửa mừng cho Kiều, nửa lo cho Hoạn Thư.. Đao phủ đang cầm dây, sẵn sàng thi hành án. Phần ghi chú đề : Thúy Kiều báo ơn báo thù. Đoạn này ứng với các câu thơ 2357 đén 2378. Khó biết hình tả lúc Kiều đang lên án hay Hoạn Thư tự bào chửa hoặc Kiều tha cho Hoạn Thư.

Các tù nhân khác là Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh đều bị hành quyết.

Sau nhiều trận thắng, Từ Hải tự xưng chúa tể cả một phương giáp với biên thùy.

Trước tình hình đó, Thiên tử giao quyền cho Tổng đốc Hồ Tôn Hiến để chiến đấu với Từ Hải hoạc kêu gọi về hàng và nếu Từ Hải hàng thì sẽ được ban chức lớn. Từ Hải do dự nhưng Kiều, ngây thơ, khuyên Từ Hải ra hàng. Nàng thấy đây là dịp chấm dứt đời sống long đong và gặp lại gia đình. Khi Từ Hải ra hàng, Hồ Tôn Hiến đã lợi dụng lòng quá tin của chàng, phản bội lời hứa mà tấn công bất ngờ, giết chết Từ Hải. Kiều bị bắt gả cho một quan địa phương, người này chở nàng đi bằng thuyền. Ra đến sông Tiền Đường, Kiều làm bài thơ tuyệt mệnh rồi gieo mình tự tử. Nhưng sư Giác Duyên đã cho người đóng bè chờ cứu vớt nàng. Từ đó, Kiều sống với sư Giác Duyên trong am nhỏ.

Hình 11. Kim Trọng và Vương Quan nhậm chức và đi tìm Kiều

Sau khi đi dự đám táng người chú, Kim Trọng trở về, thấy nhà Kiều bị bỏ hoang. Chàng biết được sự hy sinh của Kiều và ý muốn của nàng nhờ em thay chị giử lời thề với chàng Kim. Kim mời gia đình Kiều về ở nhà mình. Chàng dốc hết sức để tìm lại nàng Kiều mà chàng xem là vợ mình. Chàng tìm không ra và mọi người hối chàng cử hành hôn lễ với Thúy Vân, nhưng lòng thương nhớ Kiều vẫn không nguôi.

Nhiều năm sau, Kim Trọng và Vương Quan đều thi đỗ. Kim được bổ làm quan ở Lâm Chuy. Thúy Vân nằm mơ thấy Kiều, cho Kim Trọng biết rằng Kiều đã từng sống ở Lâm Chuy. Nhưng từ khi nàng đi về nhà Thúc Sinh thì mất tin.

Ít lâu sau, Kim lại được bổ về Nam Bình và Vương ở Phú Dương. Đường đi có khúc chung nhau, hai người cùng cởi ngựa đi chung

Hình minh họa các câu thơ 2952 đến 2956 : Hai nhà cũng thuận một đường phó quan / Xẩy nghe thế giặc đã tan / Sóng êm Phúc Kiến  lửa tàn Tích Giang / Được tin Kim mới rủ Vương / Tiện đường cùng lại tim nàng sau xưa. Tựa đề : Phụng chỉ huynh đệ đồng phó nhậm, Được lệnh vua, hai anh em lên đường nhậm chức.Hai anh em cởi ngựa, có tùy tùng đi theo, mang cờ, lọng. Mỗi người cầm trong tay biểu hiệu của chức quan, điều này có vẻ hơi quá đáng trong lúc đi đường, cũng như thanh kiếm do tùy tùng mang.

Hình 12. Kim Vân Kiều tái hợp

Trong lúc cả gia đình đang khấn vái cho linh hồn Kiều bên bờ sông Tiền Đường, nơi nàng đã gieo mình tự tử thì sư Giác Duyên đi qua đấy, thấy tên Kiều trên bài vị, cho biết rằng Kiều còn sống và đưa mọi người đến am.

Tiệc to được tổ chức để mừng tái ngộ. Bị thúc đẩy làm lễ thành hôn với Kim Trọng, Kiều từ chối, cho rằng mình không còn xứng đáng. Trước lời khẩn khoản của Kim, nàng rốt lại phải chấp nhận. Nhưng, khi động phòng hoa chúc, nàng giải thích rằng nàng muốn tình yêu được đặt là tình bạn, nàng sẽ tự thấy nhục nhã nếu cư xử như vợ chàng Kim. Kim hiểu mong muốn của Kiều và chấp nhận. Chàng yêu cầu nàng lại chơi đàn như thuở ban đầu.  

Trên tranh, Kim Kiều ngồi trên giường, Kiều đánh đàn. Kim uống rượu. Như trong truyện có ghi,  trên bàn có nến mới thêm, có bình hương tỏa khói thấp cao như theo tiếng đàn.

Tranh này nhằm vào đoạn thơ từ câu 3189 đến 3198, lúc đó chỉ có Kim Kiều trong phòng và quyết định sống như là bạn. Nhưng tranh lại thêm hình của Vân, đứng phía trước, tay cầm quạt. Đấy là vì họa sĩ muốn Kim Vân Kiều cùng có mặt trong hình cuối. Phần ghi chú nói đến nhũng lúc khác nhau trong cảnh được trình bày. Tựa ghi : Kim Vân Kiều tái hợp. Phần trên, bên trái : được ghi các câu thơ từ 3061 đến 3064 : Tàng tàng chén cúc dở say / Đứng lên Vân mới kể bày một hai / Rằng trong tác hợp duyên trời / Đôi bên gặp gỡ một lời kết giao. Lời này thực ra được phát biểu trong bửa tiệc đoàn viên.

Trên hình Kiều, ta thấy các câu thơ 3123 và 3124 : Hoa tàn mà lại thêm tươi / Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.  Đó là lời Kim Trọng để thuyết phục Kiều nối lại tình xưa và làm vợ chàng.

Bên phải, các câu thơ 3137-3140 : Những từ sen ngó đào tơ / Mười lăm năm mới bây giờ là đây / Tình duyên ấy hợp tan này / Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao. Đấy là đoạn trước khi Kim Kiều vào phòng hoa chúc sau 15 năm xa cách.

Nhiều bản khác nhau đổi cuộc gặp mặt riêng giữa hai người thành cảnh gia đình. Ngoài Vân, có thêm một hay hai đứa bé, con của nàng và Kim và cũng có mặt của người hầu.

 Về tác giả:

Giáo sư PASCAL Jean Pierre là Giám đốc tờ báo Carnets du Viet nam (hiện nay phát hành trên mạng). Ông có nhiều gắn bó sâu đậm với Việt Nam từ những năm 1970 và đã thực hiện nhiều chuyến đi công tác ở Việt Nam (ông hiện là cố vấn khoa học của Bộ Môi trường Pháp). Ông khám phá truyền thống tranh dân gian của làng Đông Hồ (gần Hà Nội), ông đang giử một bộ sưu tầm quan trọng có giá trị lớn. Hơn nữa, ông tiếp tục làm việc trực tiếp với các nghệ nhân làng Đông Hồ để tìm lại và khắc lại một số tranh bị thất lạc trong thời chiến tranh. Ông là tác giả một quyển sách về tranh Đông Hồ (đang in), cuộc triển lãm của ông trong tháng 10/2015 tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (Paris) rất được chú ý.