Aller au contenu. | Aller à la navigation

Outils personnels

This is SunRain Plone Theme

Navigation

Vous êtes ici : Accueil / Articles / Journée NGUYỄN DU / Le Destin et le Karma dans le roman « Kiêu »

Le Destin et le Karma dans le roman « Kiêu »

Mệnh và Nghiệp trong « Truyện Kiều »

 

Mệnh và Nghiệp trong « Truyện Kiều »

Bùi Thu Thủy

Tóm tắt : Bài tham luận này đề cập đến hai khái niệm "mệnh" của Khổng giáo và "nghiệp" của Phật giáo. Hai khái niệm tuy giống nhau ở yếu tố tiền định nhưng lại khác nhau về cơ bản. Một mặt, theo tư tưởng triết học Khổng giáo, số mệnh con người là do Trời quyết định. Mặt khác, Phật giáo cho rằng quả nghiệp (nghiệp báo) là do nhân nghiệp và duyên nghiệp của mỗi con người tác thành. Khổng giáo phủ nhận vai trò của con người, trong khi Phật giáo nhìn nhận rằng con người phải chịu trách nhiệm về số phận của mình. Mục đích của bài nghiên cứu này là chỉ ra hai khái niệm "mệnh" và "nghiệp" như sợi chỉ đỏ xuyên suốt Truyện Kiều của Nguyễn Du.

MỞ ĐẦU

Sở dĩ chọn đề tài này là vì tác giả bài viết có một mối quan tâm đặc biệt đến sự tiếp biến của các tư tưởng Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Đạo lão đưa ra thuyết vô vi khẳng định con người không cần/nên hành động mà cứ để mặc « con tạo xoay vần ». Trong khi đó, Khổng giáo cho rằng mỗi con người có một số mệnh đã được Trời định sẵn. Trái lại, Phật giáo không thừa nhận thuyết thiên định mệnh mà khẳng định sự tồn tại của nghiệp quả cũng như vai trò chủ động và tích cực của con người trong việc thay đổi nghiệp quả. Ba triết lý tuy khác nhau song lại có mối liên hệ tương tác này đã được thể hiện thế nào trong « Truyện Kiều » ? Hãy cùng nhân vật Kiều đi từ triết lý này sang triết lý kia, qua sự tiếp biến rất linh hoạt của chúng.

Hai câu hỏi cơ bản được đặt ra : Mệnh là gì ? Nghiệp vận hành ra sao ?

Đương nhiên, dù những cố gắng tiếp cận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, bài viết này hẳn chưa thể toát lên được hết tư tưởng của tác phẩm mà chỉ phần nào làm sáng tỏ tư tưởng chủ đạo của tác phẩm mà thôi.

Bài viết được chia thành ba phần chính : Đôi lời về tác giả và tác phẩm ; Bí ẩn của khổ đau ; Tiếp biến của số mệnh và duyên nghiệp.

Đôi lời về tác giả và tác phẩm

Truyện Kiều của Nguyễn Du (1766-1820) gồm 3254 câu thơ nôm, phỏng theo cuốn tiểu thuyết Trung Hoa « Kim-Vân-Kiều Truyện » được Thanh Tâm Tài Nhân viết cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 dưới thời nhà Thanh. Thời điểm ra đời của « Truyện Kiều »-thơ vẫn còn là một điều gây nhiều tranh cãi : một số người cho là Nguyễn Du viết « Truyện Kiều » trước khi đi sứ Trung Quốc ; số khác lại cho rằng ông viết trong thời gian đi sứ giữa 1814-1820. Kim-Vân-Kiều Truyện nguyên bản văn xuôi là một tiểu thuyết rất dài, có những chi tiết lặp lại hoặc rườm rà. Ví dụ như, so với tác phẩm Hán ngữ, Nguyễn Du đã lược bỏ nhiều chi tiết và cảnh bạo lực trong đoạn Thúy Kiều trả thù những kẻ đã hại đời mình. Tuy nhiên, nhà thơ vẫn giữ được tư tưởng của quần chúng bình dân luôn đòi hỏi công lý mà vẫn không bị quá khích chỉ với hai câu thơ sau :

Nàng rằng : « Lồng lộng trời cao
Hại nhân nhân hại sự nào tại ta !

 Nguyễn Du đã dựa theo cốt truyện, cắt bỏ bớt những chi tiết rườm rà không quan trọng để đi sâu khai thác tâm lý nhân vật. Đặc biệt, nhân vật Kiều đã được biến hóa từ một cô gái quả quyết, khôn ngoan thành một thiếu nữ ủy mị, nhẫn nhịn. Vì sao có những nhận định cho rằng Kiều chính là Nguyễn Du ? Thực tế là, sống trong một xã hội phong kiến cuối thế kỷ 18 với binh đao loạn lạc, tranh quyền đoạt thế, sự suy vong của triều đình trước thế mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, rồi tiếp đến là thắng lợi của Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn, lại là một nho sĩ có tâm, Nguyễn Du không thể tránh khỏi những dằn vặt, khổ đau. Sau thất bại của triều Lê, ông buộc phải phụng sự triều Nguyễn nhưng vẫn một lòng muốn khôi phục nhà Lê. Cũng như Thúy Kiều yêu Kim Trọng mà không được ở bên và dù cách trở xa xôi vẫn một lòng tôn thờ mối tình ấy. Tư tưởng của Nguyễn Du cũng bị ám ảnh giằng xé bởi thuyết thiên mệnh và quả nghiệp. Tuy nhiên, ông đã không vạch trần chế độ phong kiến như là nguyên nhân gây khổ đau cho con người. Đó là một bằng chứng cho tinh thần nho giáo đậm sâu của ông. Tinh thần nho giáo ấy chiếm một vị trí quan trọng trong tác phẩm. Ngoài ra, tư tưởng Phật giáo cũng hiện hữu rất rõ nét. Truyện Kiều, kho tàng triết lý nhân sinh và kiệt tác thơ ca đã đi vào lòng bao thế hệ độc giả trên thế giới như thế đó.

Tóm tắt

Thúy Kiều tài sắc là con cả trong một gia đình khá giả họ Vương. Trong một lần đi tảo mộ cùng hai em Thúy Vân và Vương Quan, Kiều gặp một ngôi mộ hoang ven đường của nàng Đạm Tiên hương sắc, tài năng một thời. Kiều vô cùng xót thương người hồng nhan bạc mệnh.  Cũng tại đây, ba chị em đã gặp Kim Trong, bạn học của Vương Quan. Kiều và Kim đem lòng cảm mến nhau. Họ đã tạo cớ gặp lại nhau để trao lời ước hẹn. Sau đó, Kim phải đột xuất lên đường hộ tang chú. Trong khi đó, gia đình Kiều gặp biến cố : cha và em trai bị bắt oan. Kiều buộc lòng phải bán mình lấy tiền chuộc cha và em. Nàng cậy nhờ em gái thực hiện lời hẹn ước với chàng Kim. Mã Giám Sinh viện cớ mua nàng về làm lẽ nhưng thực ra là đưa nàng vào chốn lầu xanh của Tú Bà. Kiều bị bẫy để buộc phải tiếp khách. Nàng gặp được Thúc Sinh, người đã chuộc nàng về làm vợ lẽ, nhưng không thông báo gì với vợ cả là Hoạn Thư đang sống ở một tỉnh khác. Biết chuyện, Hoạn Thư cho người bắt cóc Kiều về làm hầu. Bị mắc bẫy vợ cả, Thúc Sinh tưởng Kiều đã chết cho tới khi gặp lại nàng dưới thân phận là kẻ hầu tại nhà vợ mình. Theo lời khuyên của Thúc Sinh, Kiều bỏ trốn. Nàng lưu lạc đến Chiêu Ẩn Am của vãi Giác Duyên. Do bị phát hiện đã trộm chuông khánh bạc của nhà Hoạn Thư nên Kiều không thể ở lại đó. Nàng từ biệt Giác Duyên và sau đó lại rơi vào tay Bạc Hà, Bạc Hạnh và bị bán vào lầu xanh. Tại đây, Kiều gặp anh hùng Từ Hải, người đã chuộc nàng về làm vợ. Ít lâu sau, tướng Hồ Tôn Hiến lừa gạt Kiều khuyên dụ Từ Hải quy hàng triều đình. Từ Hải chết, Kiều bị gả cho thổ quan. Trong đêm tân hôn, Kiều nhảy sông tự vẫn và được vãi Giác Duyên cứu sống. Về phần Kim Trọng, sau khi đoạn tang chú trở về không thấy Kiều đâu thì vô cùng đau khổ. Chàng cưới Vân theo nguyện ước của Kiều và vẫn dò tìm tung tích Kiều. Kim Trọng và Vương Quan đều đỗ đạt ra làm quan và cùng đi tìm Kiều. Họ gặp lại Thúy Kiều sau mười lăm năm ly biệt. Dưới sự thúc ép của gia đình, Kiều và Kim về sống chung một nhà nhưng hai bên thuận tình coi nhau như bạn tri kỷ.

Bí ẩn của khổ đau

Khổng giáo và Phật giáo về cơ bản rất khác nhau : một bên cho rằng số phận con người là bất biến, do Trời sắp đặt trước ; còn một bên cho rằng nghiệp quả của con người được vận hành qua nhiều kiếp đời từ quá khứ đến hiện tại tới tương lai và con người có thể chuyển nghiệp. Mặt khác, quy luật bù trừ của Lão giáo giải thích rằng Trời không cho ai hết mọi thứ. Đó cũng là điều được tác giả Truyện Kiều giải thích qua những câu thơ :

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Hay :

Lạ gì bỉ sắc tư phong

« Trời » được nhắc đến nhiều lần như một nghệ nhân nhào nặn nên số phận con người :

Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân

Trước số phận đau khổ của mình, phản ứng đầu tiên của Kiều là oán thán. Khi tìm cách biện minh cho mình hoặc khi không hiểu nguyên do bất hạnh của mình, Kiều oán trách Trời kia đã gieo rắc lên nàng mọi khổ đau. Đó là một thái độ hoàn toàn dễ hiểu mà ta thường gặp, bởi theo quan niệm dân gian, không có lẽ gì mà « ở hiền » lại không « gặp lành » :

Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi
Nghĩ đời mà ngán cho đời
Tài tình chi lắm cho Trời đất ghen

Kiều phải bán mình để chuộc cha và em trai bị hàm oan, vậy mà, lòng hiếu thiện của nàng lại đưa nàng đến những tai họa dồn dập :

Phận sao bạc chẳng vừa thôi
Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan

Hơn nữa, câu chuyện của Kiều khiến ta liên tưởng đến câu hỏi thường được người đời chất vấn : « Tại sao người tốt lại hay gặp bất hạnh ? ». Nếu so sánh với nhân vật Job trong Kinh cựu ước[1], chúng ta có thể đưa ra giả thuyết rằng đau khổ đó là do « Trời thử lòng người ». Theo thuyết nhân quả của Phật giáo thì những cay đắng ta phải gánh chịu là do gieo nhân nào gặt quả ấy. Đạo Cơ đốc giáo cũng có chung quan điểm đó khi cho rằng những bất hạnh con người ta phải trải qua là vì ta đã làm điều tội lỗi.

Làm thế nào mà ông Trời có thể đẩy một cô gái xinh đẹp tài hoa vào trong biển khổ ?

Nếu dựa theo thuyết thiên định để giải thích cho những bất hạnh của đời mình thì con người ta sẽ trở nên thụ động và bất mãn. Cuộc đời sẽ lâm vào tuyệt vọng không lối thoát. Trái ngược với quan điểm truyền thống trong dân gian cho rằng ông Trời là đấng toàn năng đã tạo ra số phận con người, triết lý Phật giáo cho rằng không hề tồn tại bất kỳ một thế lực siêu nhiên nào và chính con người phải tự chịu trách nhiệm và hoàn toàn tự do định đoạn   cuộc đời mình.

Sự tiếp biến của Mệnh và Nghiệp

Cái mầm khổ của Kiều nảy sinh từ bản chất u sầu của nàng và nó lớn dần trong môi trường Khổng giáo. Trẻ trung, xinh đẹp, tài hoa, quyến rũ, nàng đã phải trả giá cho tất cả những điều đó. Ngay cảnh đầu tiên, trước mộ Đạm Tiên, một kỹ nữ tài năng, xinh đẹp nhưng bạc mệnh, Kiều than thở :

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Nhạy cảm với khổ đau, Kiều xót xa cho thân phận của Đạm Tiên. Khi Thúy Vân trách nàng sao thừa nước mắt để khóc người dưng thì Kiều trả lời :

Rằng : « Hồng nhan tự nghìn xưa
Cái điều « bạc mệnh » có chừa ai đâu
Nỗi niềm tưởng đến mà đau
Thấy người nằm đó biết sau thế nào.

Quá thương cảm nàng Đạm Tiên xấu số, Kiều liên tưởng đến số phận của mình. Thậm chí, Kiều ví mình như người chị em của Đạm Tiên :

Hữu tình ta lại gặp ta
Chẳng nề u, hiển mới là chị em !

Mối tình với Kim Trọng vừa chớm nở thì Kiều đã nghĩ ngợi gần xa và nhắc đến sự ly tán :

Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao !

Ví số phận mình mỏng như cánh chuồn chuồn, và lo ngại mình cũng sẽ giống như nàng Đạm Tiên phận bạc, Kiều gợi lại lời phán của ông thầy số năm xưa :

Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa

Những lời phán này chắc hẳn đã khiến Kiều thấy bất an trong lòng và gieo rắc vào nàng những ý nghĩ bi quan. Khi gia đình gặp cơn biến và Kiều phải nhờ em gái chắp duyên với Kim Trọng, nàng liên tưởng ngay đến một thế giới bên kia của mình :  

Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan

Ngay khi nghe những lời thở than của chị gái trước mộ Đạm Tiên, Vương Quan đã ngăn cản chị, sợ điềm không hay sẽ đến theo những suy nghĩ tiêu cực :

Quan rằng : « Chị nói hay sao
Một lời là một vận vào khó nghe

Quan điểm của Vương Quan cũng giống như những phân tích của Emile Coué về tự kỷ ám thị có ý thức, nghĩa là trí tưởng tượng ảnh hưởng rất lớn đến thực tế : hạnh phúc hay khổ đau đều do suy nghĩ của mình, do mình muốn thế. Tác giả của công trình nghiên cứu này giải thích rằng cái suy nghĩ vương vấn trong lòng ta có thể trở thành hiện thực với ta và có xu hướng biến thành hành động. Điều đó là do sự can thiệp của cõi vô thức. Vì vậy, tự kỷ ám thị là một lập trình trí não. Và lập trình này đã được cài đặt trong cõi vô thức của Kiều : tư tưởng tiêu cực thể hiện không chỉ trong lời nói mà còn trong âm nhạc não nề của Kiều… Vả lại, cả Thúy Vân và Vương Quan đều không bị lay động bởi câu chuyện của Đạm Tiên, trong khi Kiều thì bị ám ảnh bởi người kỹ nữ tài hoa bạc mệnh này ngay cả trong giấc mơ. Số phận của Đạm Tiên đã gặm nhấm, xé nát cõi lòng Kiều :

Một mình lưỡng lự canh chầy
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh

Có thể nói là thân phận khổ đau của Đạm Tiên động lòng Kiều bởi một mối liên hệ đặc biệt giữa cõi ý thức và vô thức của Kiều. Cuộc « gặp gỡ » của hai người con gái đẹp này, theo quan điểm Phật giáo, không phải tình cờ mà do cái nhân duyên :

Thưa rằng : « Thanh khí xưa nay »

Ý chí của con người có thể tác động tới hoàn cảnh. Nếu Kiều không nán lại trước mộ Đạm Tiên, không viết lên đó những câu thơ ai oán, không khóc than thì nàng đã không đau khổ như vậy. Với không khí chết chóc, cảm thương, lo ngại bao trùm thì liệu có còn chỗ cho những điều tích cực hay không ? Chúng ta cứ nghĩ rằng mọi bất hạnh đến từ những nhân tố bên ngoài mà quên mất chính chúng ta đã khơi gợi nó. Vì quá vướng bận với câu chuyện của Đạm Tiên mà Kiều không yên trong lòng và hồn Đạm Tiên đã hiện về trong giấc mơ của Kiều. Đó có thể được coi như duyên ác, tạo điều kiện cho nhân dữ tiềm ẩn biến thành quả xấu :

Âu đành quả kiếp nhân duyên
Cũng người một hội, một thuyền mà ra

Từ nghiệp của triết lý Phật giáo có nghĩa là hành động. Hành động này được biểu hiện qua việc làm (thân nghiệp), lời nói (khẩu nghiệp), suy nghĩ (ý nghiệp). Nghiệp gắn với hành động của mỗi cá nhân. Nói một cách chính xác hơn, chúng ta phải chịu trách nhiệm về mỗi hành động của mình: gieo nhân nào ở đời này thì gặt quả ấy ở đời sau hoặc thậm chí ngay trong đời này ; cũng như quả gặt ở đời này là do nhân gieo từ đời trước hoặc đời này ; tốt xấu đều do mình tạo ra. Như vậy, mối quan hệ nhân-quả vận hành theo ba thời : quá khứ, hiện tại, vị lai. Mỗi cá nhân, khi nhìn vào mình ở thời điểm hiện tại có thể đoán biết những điều mình làm trong quá khứ và dự kiến những điều có thể đến với mình trong tương lai. Mọi sự đều tuân theo luật nhân-quả. Mặt khác, nghiệp, dù là thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp, được coi là tích cực hay tiêu cực đều phụ thuộc vào cái tâm. Như vậy nghiệp là một hành động có dụng tâm.

Chưa cần nói đến nghiệp thì ta đã biết rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách hành xử của chúng ta, ví dụ như môi trường gia đình chẳng hạn. Ông tổ của phân tâm học là Freud đã bàn đến sự vô thức cá nhân, còn Jung phát triển một bước xa hơn trong thuyết vô thức tập thể. Phật giáo cũng nói đến biệt nghiệp (từng cá nhân thọ riêng quả nghiệp) và cộng nghiệp (một nhóm người cùng thọ một quả nghiệp). Ví dụ : Thúy Kiều và Kim Trọng, mỗi người có một nghiệp riêng (người này là nữ nhi, người kia là nam nhi…) và nghiệp chung (hai người đều tài hoa, đều phải sống xa cách với người mình yêu…).

Từ cái vô thức, cái bản chất sầu bi và sự nhạy cảm với đau thương mà Kiều đã làm nên khúc nhạc bi ai từ khi còn nhỏ tuổi. Bản nhạc đó được nàng đặt tên là « Khúc Bạc mệnh». Khi nghe nó, chàng Kim thấy lòng quặn thắt :

Rằng : Hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng, nuốt cay thế nào

Số phận khổ đau, hay nói cách khác, nỗi bất hạnh của Kiều bắt đầu từ cuộc chia tay với người yêu Kim Trọng (khi chàng về hộ tang chú). Sau đó, nàng bị đưa đẩy trong vòng xoáy đoạn trường. Vốn là một thiếu nữ sắc nước hương trời, Kiều được mến yêu và gắn bó với những người tài hoa như Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải. Tuy nhiên, cái mạch rủi ro đã chia rẽ nàng với những người này. Đó là một trong những nỗi khổ mà giáo lý Phật giáo gọi là ái biệt ly khổ. Nói một cách khác, Kiều mang nặng ái nghiệp. Khúc nhạc nhiều lần được nàng chơi cũng u sầu, ai oán, khiến người nghe từ kẻ thư sinh như Kim Trọng hay Thúc Sinh đến bậc tướng quân như Hồ Tôn Hiến cũng phải lay động. Sau bao thử thách, chính Kiều cũng ngộ được một điều rằng giai điệu bi ai ấy đã vận vào đời nàng :

Nàng rằng : Vì mấy đường tơ
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi
Ăn năn thì sự đã rồi

Cũng như một cái quả, sự tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào hạt giống mà còn những điều kiện khác như : đất đai, khí hậu… Và bản thân cái quả này là do hạt giống gieo thành và trong nó lại chứa nhân mầm để tạo thành quả. Cứ vậy, nhân và quả nằm trong một chu kỳ liên tục quay vòng gọi là vòng tròn nhân quả. Ở Kiều, bản chất sầu bi như là một chất xúc tác để tạo nghiệp dữ. Hơn nữa, sóng gió trong gia đình cùng với những tai ương ngoài xã hội cũng chính là duyên ác làm cho nghiệp dữ phát sinh, để rồi :

Ma đưa lối, quỷ dẫn đường
Lại tìm những chỗ đoạn trường mà đi
Hết nạn ấy đến nạn kia

Kiều đã tìm đến giải pháp vô cùng tiêu cực : đó là cái chết, vì nàng tin rằng chết sẽ hết khổ đau. Nhưng lại một lần nữa, nàng nghe thấy tiếng nói của Đạm Tiên :

Kể rằng: Nhân quả dở dang
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao!
Số còn nặng kiếp má đào
Người dù muốn quyết trời nào đã cho!

Ở đây, Nguyễn Du đã lồng kết hai tư tưởng Phật giáo và Khổng giáo với nhau. Tinh thần Phật giáo của ông dường như có sự tiếp biến với lý tưởng Khổng giáo vốn thấm sâu trong con người ông. Sự kết hợp giữa hai yếu tố nghiệp và Trời không hề bị khập khiễng. Mặt khác, nó cũng cho thấy nhu cầu giải tỏa nỗi trăn trở trong tư tưởng của thi sĩ. Ta thấy sự trăn trở đó trong những câu thơ sau :

Sư rằng: « Phúc họa đạo Trời
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra
Có trời mà cũng tại ta
Tu là cõi phúc tình là dây oan
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Lại mang lấy một chữ tình

Trước những bất hạnh của đời mình, ngoài thái độ bất mãn, oán trách ông Trời, Kiều còn bày tỏ một thái độ khác, đó là tự trách mình :

Kiếp xưa đã vụng đường tu
Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!

Hiểu được nghiệp là một chuỗi dài nhân quả tương tác, từ đời này sang đời khác, và sẽ phát tác một khi gặp duyên, tác giả gửi một thông điệp đầy tính Phật giáo đến độc giả :

Kiếp này trả nợ chưa xong
Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau

Trải qua bao gian lao thử thách, Kiều vẫn giữ một cái tâm thiện. Tuy nhiên, nỗi nhớ vẫn đong đầy : nàng không nguôi nghĩ đến gia đình và mong ngày tái ngộ để được phụng dưỡng cha mẹ già. Hơn một lần Kiều lui mình vào chốn Phật Pháp những mong thoát khỏi khổ đau. Nàng cũng đã tích đức và làm được nhiều việc thiện như lời tổng kết của sư Tam Hợp :

Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm
Lấy tình thâm trả tình thâm
Bán mình đã động hiếu tâm đến Trời
Hại một người cứu muôn người
Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng
Thửa công đức ấy ai bằng
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi
Khi nên Trời cũng chiều người
Nhẹ nhàng nợ trước, đền bồi duyên sau

Chắc hẳn Nguyễn Du tin vào mệnh. Và chắc hẳn Nguyễn Du cũng tin vào nghiệp. Tuy vậy, do mang nặng tư tưởng nho giáo, ông đã không nêu rõ sự khác nhau căn bản giữa Phật giáo và Khổng giáo.

Chính trái tim nhân hậu của Kiều đã giúp nàng chuyển nghiệp. Dù không giữ trọn lời hứa được với chàng Kim, nhưng nàng đã hy sinh thân mình để cứu cha và em trai. Trước ham muốn thể xác của chàng Kim, lúc buổi ban đầu chớm yêu cũng như trong đêm hợp cẩn giao bôi sau mười lăm năm đoạn trường xa cách, Kiều đã giữ lòng mình để xa rời ham muốn thân xác trần tục. Kiều tuy trở thành công cụ giết anh hùng Từ Hải nhưng đó là ngoài ý muốn do mắc bẫy Hồ Tôn Hiến. Cũng từ việc này, nàng đã cứu cả ngàn người thoát cảnh máu chảy đầu rơi. Nên nhớ rằng yếu tố xác định thiện nghiệp hay ác nghiệp nằm ở chỗ hành động là vô tình hay chủ ý. Liệu ta có thể coi sự mắc bẫy Hồ Tôn Hiến của Kiều như một nhân duyên khiến Từ Hải phải đương đầu với nghiệp báo do những hành động giết chóc của mình ? Lại nói về nghiệp lành của Kiều, có thể nói nó bắt đầu từ lúc nàng được vãi Giác Duyên cứu sống, rồi đến những tháng ngày thanh thản ăn chay niệm Phật bên vãi Giác Duyên, và cuối cùng là cuộc đoàn tụ cùng gia đình. Cái kết của câu chuyện mang đầy ý nghĩa nhân văn và triết lý Phật giáo cao cả. Việc Kiều từ chối ái tình đã giúp nàng thanh thản và bình yên trong tâm hồn. Đó cũng là tinh thần của Phật giáo và Lão giáo.

Như vậy, ta đã tìm thấy lời giải đáp cho hai câu hỏi mà người đời thường đặt ra : Con người có thể chuyển nghiệp được không ? Tự do ý chí có tồn tại không ?

Trước hết, quan điểm Phật giáo không thừa nhận số mệnh. Và, nếu nghiệp là hành động thì con người hoàn toàn có thể lựa chọn hành động của mình. Vậy thì, con người có thể thay đổi nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là có tồn tại một ý chí tự do. Khác với học thuyết Cơ đốc giáo của sách Job không hề có nhân duyên, trong chữ nghiệp, có nhân-quả rõ ràng và không ghi nhận tác động của một thế lực siêu nhiên nào. Chính thái độ, cách hành xử của chúng ta tác động đến chúng ta.

Tư tưởng nước đôi về mệnh và nghiệp của Nguyễn Du được tóm tắt trong những câu thơ cuối như sau :

Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ Tài chữ Mệnh dồi dào cả hai
Có tài mà cậy chi tài?
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Một mặt, tác giả chấp nhận sự can thiệp của yếu tố siêu nhiên (ông Trời). Mặt khác, ông lại nói chính con người là tác giả kiến tạo số phận của mình. Nếu ở câu thơ trước, Nguyễn Du nhắc đến trách nhiệm của ông Trời thì ở câu sau, thi sĩ lại khẳng định trách nhiệm của mỗi cá nhân, trong đó, quan niệm nhân sinh là chữ « tâm » cũng được nhấn mạnh. Tác giả thừa nhận ông Trời có một thế lực nào đó đối với con người, nhưng không thừa nhận quyền năng tuyệt đối của Trời. Cái tâm trong sáng mới có một sức mạnh không gì thắng nổi. Đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Chắc hẳn qua đó tác giả muốn nói rằng con người phải có trách nhiệm với cuộc đời mình và không thể phó mặc cho số phận để rồi chỉ biết kêu Trời hay than thân trách phận mình.

KẾT LUẬN

Như vậy, một điều không thể phủ nhận : tư tưởng Khổng giáo luôn song hành, đan xen với tư tưởng Phật giáo trong « Truyện Kiều ». Vốn là một nho sĩ thấm nhuần tư tưởng Khổng giáo, Nguyễn Du vẫn cho ta thấy một tác phẩm chứa đựng học thuyết Phật giáo rõ nét ; và ta không phải tìm kiếm nó trong tư tưởng của tác giả, mà trong chính tác phẩm. Là một nhà thơ tài năng, Nguyễn Du còn bộc lộ là một triết gia và nhà nhân đạo chủ nghĩa. Ông đã truyền lại cho đời sau một bức thông điệp phổ quát : nhờ có trái tim trong sáng mà con người có thể vượt qua được mọi thử thách. Chừng nào con người có thể chuyển nghiệp, chừng đó con người được tự do.

Về tác giả: Bùi Thu Thủy là tiến sĩ văn chương Đại học Pháp, hiện cư ngụ tại Annecy.

 

Le Destin et le Karma dans le roman « Kiêu »

Bùi Thu Thủy

Résumé : Cette communication abordera deux concepts: le "destin" du confucianisme et le "karma" du bouddhisme. Malgré leur convergence dans la fatalité, ces deux concepts diffèrent fondamentalement. D'un côté, le confucianisme nous apprend que le destin est déterminé par une force divine (le Ciel), de l'autre, le bouddhisme affirme que le karma est une accumulation de causes et effets dans les trois temps du passé, du présent et du futur. Si le confucianisme renie l'intervention humaine, le bouddhisme enseigne que l'homme est responsable de son destin. L'objectif de cette étude est de souligner que l'histoire de Kiêu est structurée autour de ces deux concepts.

INTRODUCTION

Le choix de ce thème est dû à mon intérêt pour l’étude des trois sagesses taoïste, confucianiste et bouddhiste sur lesquelles se focalise le roman « Kiêu ». La première s’appuie sur la loi d’équilibre ou le principe de compensation et préconise une vie en retrait de la société. La deuxième affirme la prédétermination du destin par les forces surnaturelles (le Ciel). La troisième reconnaît la loi de rétribution, de karma ou la loi de causalité, la non-permanence... D’autre part, cette distinction entre ces trois sagesses est à nuancer dans la mesure où elles fonctionnent souvent en interaction. Ainsi, le personnage de Kiêu peut nous faire passer de la réflexion taoïste à l’esprit bouddhique ou vice-versa.

Les deux notions de destin et de karma conduisent à s’interroger sur leur différence irréductible et sur la signification de deux questions fondamentales : Qu’est-ce que le destin ? Comment fonctionne le karma ?

Les différentes approches que j’aborderai ne prétendent pas révéler tous les secrets de l’œuvre. La présente étude s’organise autour de trois parties principales : Quelques mots sur l’auteur et l’œuvre ; « L’énigme du mal » qui s’appuie sur le destin et le karma ; La rencontre du Destin et du Karma.

L’auteur et l’œuvre

Composé de 3254 vers en nôm (écriture démotique apparentée au chinois), le roman Kiêu de Nguyên Du (1766-1820) est inspiré du roman chinois « Kim-Vân-Kiêu » écrit fin du 16e-début du 17e siècle (sous la dynastie Qing) par Thanh Tâm Tài Nhân. L’année de naissance de ce roman en vers est encore très discutée : avant ou pendant sa mission en Chine 1814-1820. Le roman chinois en prose est très long avec des répétitions et une abondance de détails peu importants. Par exemple, par rapport à l’œuvre chinoise, Nguyên Du a gommé des détails et des scènes violentes de la vengeance terrible de Kiêu envers les personnes qui lui ont nui. En revanche, il garde toujours l’idéologie du peuple prêt à réclamer justice sans sombrer dans l’outrance :

O Ciel très Haut, s’écria Kiêu, je ne l’ai point voulu
Ils ont fait du mal, le mal leur sera rendu[2]

(NKV, 176)

Nguyên Du a fidèlement suivi la trame du roman chinois en approfondissant les traits psychologiques des personnages. En particulier, le personnage de Kiêu est transformé d’une fille déterminée et sûre d’elle-même en une fille pure et soumise. Pourquoi dit-on que Kiêu est Nguyên Du ? Vivant dans la société féodale de la fin du 18e siècle marqué par les insurrections, la guerre civile, la victoire des Tây Son sur le pouvoir impérial, puis leur défaite par Nguyên Anh, il collabora à contrecœur avec les Nguyên (Nguyên Anh-Gia Long) tout en souhaitant la restauration des Lê. Nguyên Du lui-même souffrait d’un conflit intérieur comme Kiêu, aimant Kim mais ne peut être à ses côtés et éloignée de lui elle lui réserve toujours un amour fidèle. L’impasse idéologique de Nguyên Du se reflète dans son obsession du destin et du karma. En revanche, il lui était impossible de penser que le régime féodal était la cause de tous les malheurs de l’homme. Nguyên Du qui a subi très fortement l’empreinte de l’éducation confucianiste nous laisse cependant voir une influence prépondérante du bouddhisme. Ce roman en vers est un trésor où l’on puise largement. La quantité de tournures vieillies et de références culturelles rendent cependant la lecture ardue.

Résumé

Dotée d’une beauté et d’un talent exceptionnels, Thuy Kiêu est l’aînée d’une bonne famille. Lors du retour d’une promenade printanière, Thuy Kiêu, sa sœur Thuy Vân et son frère Vuong Quan voient la tombe abandonnée de Dam Tiên, une belle courtisane adulée de son vivant. Kiêu pleure en pensant à son propre sort. Les trois rencontrent à cette occasion Kim Trong, camarade de Vuong Quan. Kiêu et Kim tombent amoureux l’un de l’autre sans se déclarer. Ils se revoient et s’échangent un serment. Kim part ensuite pour les funérailles de son oncle. Entretemps, un grand malheur survient dans la famille de Kiêu : son père et son frère sont arrêtés, accusés à tort. Pour les sauver, Kiêu est obligée de se vendre. Elle demande à sa sœur Vân de la remplacer pour réaliser le serment d’amour avec Kim. Ma Giam Sinh l’achète sous prétexte de la prendre comme concubine, mais la met dans une maison de joie, tenue par la maquerelle Tu Bà. Après divers péripéties, Kiêu se résigne à faire le métier de courtisane. Elle rencontre Thuc Sinh qui la prend comme concubine sans le dire à son épouse Hoan Thu vivant dans une autre province. Informée par des rumeurs, cette dernière fait enlever Kiêu et la prend à son service comme esclave. Pris dans le piège, Thuc Sinh croit que Kiêu est morte jusqu’à ce qu’il la retrouve maltraitée par son épouse. Kiêu s’enfuit sur le conseil de Thuc Sinh. Elle se réfugie dans un monastère tenu par la bonzesse Giác Duyên. Trompée ensuite par une proposition de mariage, elle est revendue à une maison de plaisirs. Kiêu y rencontre Từ Hải, chef d’une bande de rebelles, qui la sort de cette maison close et l’épouse. Peu de temps après, le général Hô Tôn Hiên, chargé de réprimer la rébellion, fait à Tu Hai une offre de paix que Kiêu le convainc d’accepter. Hô Tôn Hiên fait mettre Tu Hai à mort et marie Kiêu à un mandarin local. Lors de la cérémonie nuptiale, Kiêu se jette dans la rivière où lui a donné rendez-vous l’esprit de Dam Tiên. Informée de ce malheur, la bonzesse Giac Duyên organise le sauvetage de Kiêu qui reste ensuite dans la chaumière de la bonzesse. Quant à Kim Trong, après six mois de deuil de son oncle, il retourne chez lui sans trouver sa bien-aimée. Il se marie alors avec Vân. Plusieurs années passent durant lesquelles il cherche Kiêu. Il la retrouve après quinze ans de séparation. Sur les insistances de toute sa famille, Kiêu consent à épouser Kim mais ils entretiennent par accord mutuel une relation amicale plutôt que conjugale.  

L’énigme du mal

Des différences incontestables séparent le confucianisme du bouddhisme. D’un côté, d’après le confucianisme, le destin est déterminé par le Ciel et il est inchangeable et de l’autre, le karma est la conséquence des actions accomplies d’un individu et il peut être modifiable. D’autre part, le Ciel ne donne pas tout à une personne. Cette idéologie taoïste est bien expliquée par l’auteur du roman « Kiêu » : le talent et la destinée pourraient se détester[3]. Cette pensée rejoint le proverbe « On ne peut tout avoir », ce qui correspond largement à ces vers :

Pourquoi s’étonner ? Rien n’est donné sans contrepartie[4]

 (NKV, 27)

Le « Ciel », également traduit par « les dieux », est évoqué dans le roman plus d’une fois comme responsable du destin cruel de Kiêu qui n’est que de l’argile façonnée par lui :

A bien réfléchir, tout dépend de la volonté du Ciel
A chaque créature humaine, il assigne sa condition[5]

(NKV, 232)

La première attitude de Kiêu face à ce destin est l’amertume et la colère. Ainsi, cherchant à se justifier ou ne comprenant pas le motif de son malheur, Kiêu éprouve son indignation et ses reproches contre le Ciel qui l’a remplie d’effroi. C’est une attitude tout à fait courante d’un individu qui croit au principe « un prêté pour un rendu » :

Elle s’écria : Maudit soit mon destin, dont les fils
Comme à plaisir, se nouent et se desserrent
A penser à ma vie, quel immense désespoir
Cumuler trop de dons pour rendre jaloux les dieux ![6]

(NKV, 161-2)

En effet, Kiêu se vend pour la liberté des siens. Or, son bon cœur ne gagne pas ce qu’on appelle « à beau jeu, beau retour ». Si bien qu’une succession de calamités l’assaillent comme un éternel retour de malheurs :

Destin plus noir que la nuit, pourquoi t’acharnes-tu
A prendre dans tes rets, une femme aux joues roses[7]

(NKV, 137)

D’autre part, l’histoire de Kiêu rejoint la question universelle « Pourquoi les Bons doivent-ils se confronter au Mal ? ». Si nous avions esquissé une étude comparative de Kiêu et de Job[8], nous aurions dit que les dieux la mettent à l’épreuve. Les calamités qui assaillissent Kiêu peuvent également être interprétées ainsi : si elle souffre, c’est parce qu’elle a péché. Il s’agit de la rétribution terrestre dans le bouddhisme. Le christianisme partage d’ailleurs cette idée.

Comment le Ciel pourrait-il entraîner une belle fille talentueuse dans ces gouffres pleins de remous ?

En s’appuyant sur le destin prédéterminé pour expliquer les malheurs qui s’accumulent, on devient complètement passif ou révolté. Une impasse idéologique est donc inévitable et toute vicissitude mène au désespoir. Contrairement à la thèse traditionnelle et populaire selon laquelle le Ciel est le Tout-Puissant qui crée le destin humain, l’idéologie bouddhique prétend qu’aucune influence surnaturelle n’y joue le moindre rôle. C’est accepter toutes les responsabilités envers soi-même et, ce faisant, on obtient la liberté.

La rencontre du destin et du karma

Le germe de malheur de Kiêu croît dans sa nature mélancolique et est amplifié par le fait qu’elle est imprégnée d’éducation confucianiste. Jeune, jolie, douée, elle pense qu’elle devra payer pour ces qualités. Dès la première scène où devant la tombe abandonnée de Dam Tiên, une belle fille talentueuse ayant eu un cruel destin, Kiêu s’écrie :

Tragique, dit-elle, est le sort des femmes
A toutes, ingrat se montre le destin[9]

(NKV, 32)

Sensible aux malheurs, Kiêu compatit au destin de Dam Tiên. A sa sœur Vân qui lui fait des remarques sur des larmes versées pour une inconnue, Kiêu répond :

Depuis les temps anciens, dit Kiêu, aux belles femmes
Jamais n’a été épargnée la cruauté du destin
Elle, je la vois aujourd’hui couchée dans cette tombe
Et j’ignore moi-même, ce qui m’attend demain[10]

 (NKV, 33-4)

Frappée par le cruel destin de la belle Dam Tiên, elle voit dans la vie de celle-ci une préfiguration de sa propre destinée. Mieux, Kiêu s’identifie même comme sœur de Dam Tiên :

Par des liens, on se rencontre
Se fichant de nos deux mondes des ombres et de lumière seulement qu’on est sœurs[11]

A peine son amour avec Kim Trong vient-il de commencer, que déjà elle pressent la séparation :

Face à face, nous sommes. Demain peut-être, ce ne sera plus qu’un songe[12]

(NKV, 54)

Comparant son destin aux ailes de libellule, fragiles telles qu’elles sont, et doutant de l’existence de son bonheur, Kiêu évoque ce qu’avait prédit un voyant dans son enfance :

La fleur a trop d’éclat, pour toute son existence
Elle s’attirera les coups du sort[13]

(NKV, 52)

Certes, ces prédictions l’ont conduite vers le mal-être, lui inculquant des idées pessimistes et morbides. En chargeant sa sœur de réaliser à sa place sa promesse d’amour à Kim, Kiêu se voit déjà morte :

Et que vous voyez trembloter au vent les herbes et les feuilles
Vous saurez qu’avec vous, un moment je serai revenue
Mon âme sera lourde du poids de son serment
Mon corps, frêle comme le roseau se sera brisé pour honorer ma promesse
Au royaume des Ombres, je ne verrai vos visages, n’entendrai votre voix
Une tasse d’eau, vous verserez pour le repos d’une âme damnée[14]

(NKV, 72-3)

Ecoutant les lamentations de Kiêu devant la tombe de Dam Tiên, son frère la met en garde contre ses sombres pensées en lui expliquant qu’elles induiront son  malheur futur :

Quan dit : « N’importe quoi ce que tu racontes !
Telle parole telle augure »[15]

La pensée de Vuong Quan rejoint les analyses d’Émile Coué sur l’autosuggestion consciente selon lesquelles, l’imagination influence notre futur et que si l’on est heureux ou malheureux, c’est qu’on l’a voulu. L’auteur de ces études explique que toute pensée qui nous préoccupe peut devenir vraie pour nous et a tendance à se transformer en acte. Il s’agit de l’intervention de l’inconscient. Ainsi, l’autosuggestion est une programmation mentale. Et celle-ci est déjà implantée dans l’inconscient de Kiêu : son esprit chagrin se traduit non seulement dans ses paroles mais encore dans sa musique déchirante… Par ailleurs, ni sa sœur ni son frère ne sont très affectés par l’histoire de Dam Tiên qui hante désormais Kiêu dans ses rêves. Le destin pitoyable de Dam Tiên l’a rongée, lui arrachant des sanglots étouffés :

Tard dans la nuit, solitaire, Kiêu méditait
Penser à l’avenir la jetait dans l’effroi[16]

(NKV, 40)

La condition malheureuse de Dam Tiên touche Kiêu grâce à un accord particulier entre la conscience et l’inconscient de cette dernière. La « rencontre » de ces deux belles filles, selon la philosophie bouddhique, n’est pas hasard, mais elle a une cause :

Depuis toujours, les sons et les esprits de même genre se rencontrent[17]

En revanche, la volonté de l’individu peut influencer cette condition. Si Kiêu ne s’était pas attardée devant la tombe de Dam Tiên, écrivant un poème sur la tombe, et n’avait pas pleuré pour elle, Kiêu ne se sentirait pas malheureuse. Dans cette atmosphère de mort, de compassion, de crainte, l’optimisme ne s’est-il effrité ? On a toujours l’impression que tout malheur vient de facteurs externes en oubliant que c’est soi-même qui le provoque. Ainsi, les paroles de Dam Tiên accompagnent Kiêu, secouée par le destin. Ces paroles peuvent être considérées comme une mauvaise condition causale qui va susciter le karma maléfique de la vivante :

Il est probable que nous ayons le même karma
Nous voilà sur la même barque[18]

Le mot « karma » sur lequel se fonde la théorie bouddhique veut dire en sanskrit « action ». Les actions ne se manifestent pas seulement par les actes physiques, mais aussi verbaux et mentaux. Le karma est lié aux expériences de chaque individu. Plus précisément, nous sommes responsables de nos actions : le bien conduit au bien, le mal conduit au mal ; nous récoltons maintenant ou dans le futur ce que nous avons semé dans le passé ou dans le présent. Ainsi, les liens causes-conséquences fonctionnent sur trois temps : passé, présent et futur. Dans la mesure où l’individu, en se regardant, est capable de deviner ses actions dans la vie antérieure et de prévoir ce qu’il devient dans la prochaine vie, le karma a l’effet de miroir. Nous sommes donc le créateur de notre destin puisque notre bonheur ou malheur sont les conséquences de nos actions. Rien n’échappe à la loi de la causalité. D’autre part, le karma que l’on crée, que ce soit avec le corps, la parole ou la pensée, est positif ou négatif en fonction de l’état d’esprit avec lequel l’action se réalise.

Sans parler du karma, il y a maintes choses qui influencent notre comportement, par exemple l’ambiance familiale. Freud parle de l’inconscient individuel alors que Jung de l’inconscient collectif qui nous influence. Selon la théorie bouddhique, on distingue également le karma individuel du karma collectif. Si bien que Kiêu et Kim Trong, ayant chacune son karma individuel, se ressemblent par leur karma collectif (talentueux, d’être séparés de leur bien-aimé(e)…)

C’est par son inconscient, sa nature pessimiste et sa sensibilité au chagrin que Kiêu est capable de composer dès son jeune âge une triste mélodie qu’elle appelle « Le cruel destin ». En l’écoutant jouer ce morceau, Kim sent ses entrailles se tordre :

Et dit : De toute beauté est votre musique
Mais que d’amertume, que de douleur contenues ![19]

(NKV, 57)

Le destin cruel ou autrement dit le malheur de Kiêu commence par la séparation d’avec son bien-aimé Kim. Ensuite, elle est entraînée dans de longues années d’aventure au cours desquelles ses divers malheurs sont reliés entre eux par l’amour-passion. Très séduisante, Kiêu s’attache profondément à des hommes qu’elle aime (Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải). C’est son tempérament. Néanmoins, une veine de malheur l’écarter d’eux. Si bien que la souffrance est liée à l’insatisfaction d’un désir : aimer quelqu’un sans l’avoir ou sans pouvoir être à ses côtés… Autrement dit, Kiêu porte un lourd karma de sentiment d’amour-passion. Le morceau mélancolique est rejoué plusieurs fois par Kiêu. Il brise le cœur et arrache des larmes de Thuc Sinh et il émeut même le général Hô Tôn Hiên. Kiêu elle-même tient compte enfin des infortunes que lui ont apportées ces airs tragiques. Là, Kiêu, après tant d’épreuves, a compris la condition causale négative et essaie de l’éviter :

Kiêu dit :Les malheurs dont aujourd’hui je vois le terme
C’est bien à ces cordes de soie que je les dois
Il est bien tard pour le regretter ; encore une fois j’obéis
Pour rendre hommage à l’homme de mon printemps[20]

(NKV, 228)

Tout comme pour un fruit, son existence est due non seulement au grain mais encore à d’autres conditions/circonstances telles que : la terre, le climat… Et ce, étant le résultat d’un grain semé contient en lui-même le germe pour devenir le fruit. C’est à la fois cause et effet dans un cycle continu qui tourne en boucle : la ronde des causes et des effets. Chez Kiêu, sa nature mélancolique joue un rôle catalyseur pour éveiller son karma négatif. D’autant plus que la calamité de sa famille et la société corrompue conditionnent son déclenchement :

Démons, esprits malins semblaient la conduire
Elle-même semblait ne choisir que les chemins de la souffrance
Les malheurs ont succédé aux malheurs[21]

(NKV, 94)

Kiêu se tourne plus ardemment encore vers le suicide qu’elle croit que c’est la fin de ses souffrances. Mais de nouveau, elle entend la voix de Dam Tiên :

Causes et effets ne sont pas achevés
Comment voulez-vous déjà vous enfuir ?
Le mauvais karma d’une belle fille est à subir encore
Le Ciel décide malgré vous[22]

Ici, Nguyên Du a subtilement marié les idéologies bouddhiste et confucianiste. L’esprit bouddhique apparaît à Nguyên Du compatible avec son idéal confucianiste de toujours. Une combinaison de deux éléments « le karma » et « le Ciel » ne choque nullement. En revanche, cela montre son besoin d’extérioriser son tourment idéologique. Aussi accorde-t-il une attention tourmentée aux vers suivants :

Tam Hop dit : Bonheur, malheur relèvent des lois célestes
Mais leurs racines sont aussi dans le cœur de l’homme
Le Ciel les dispense, mais l’homme y concourt également
Le renoncement est source de joie
Toute passion enchaîne à la souffrance
Kiêu possède beauté et intelligence
Le destin, vous le savez, poursuit les femmes aux joues roses
Elle doit en plus porter tout le poids de son amour[23]

(NKV, 193-4)

Face à ses malheurs, un autre sentiment que l’amertume et la colère contre le Ciel est la culpabilité contre elle-même. Ainsi, ses reproches ne sont pas destinés cette fois au Ciel mais à elle-même :

Dans une vie antérieure, j’ai dû démériter
Je ne puis, maintenant échapper à ma dette[24]

(NKV, 100)

 

Le karma étant un long processus, va de la vie antérieure à la prochaine vie, et se réalise une fois qu’il rencontre l’occasion propice. L’auteur du roman a bien compris cette théorie de sorte qu’il fait dire à son personnage :

La dette qui n’est pas encore achevée dans cette vie
S’accumule dans le karma de la prochaine vie[25]

Les années d’épreuves de Kiêu laissent voir son cœur pur. Cependant, la mélancolie la submerge de plus en plus. Dans ses tourments, elle ne cesse de penser à sa famille et à son amoureux Kim et elle brûle du désir de les revoir. Plus d’une fois, Kiêu s’est retirée dans le monde religieux afin de trouver l’apaisement. Ses mérites sont plus importants que ses fautes :

Dans le karma qui accable la belle Kiêu

On peut lui reprocher son amour, non la luxure,

Elle a sacrifié son amour, payant sa dette filiale

Se vendant, elle a touché la compassion céleste

Elle a tué un homme, mais en a sauvé des milliers

Elle sait discerner tort et raison, le juste et l’injuste

Par ses vertus et ses mérites inégalés

Elle a effacé le dû des existences antérieures

Le Ciel, à l’occasion, sait se montrer clément

Ses dettes payées, elle peut espérer une vie meilleure[26]

(NKV, 195-6)

Sans doute Nguyen Du croit en le destin et le karma. Cependant, il ne s’exprime pas avec netteté sur la différence radicale entre bouddhisme et confucianisme.

C’est son cœur pur qui a permis à la belle Kiêu de transformer son karma négatif. Ne tenant pas sa promesse avec son bien-aimé Kim, elle sacrifie son amour pour sauver son père et son frère. Face au désir charnel de son bien-aimé, et avant et après leur séparation, Kiêu a su se tenir sur ses gardes et rester chaste. Piégée, Kiêu a été l’instrument de la mort de son mari rebelle Tu Hai. Mais de ce fait, cela a sauvé des milliers de personnes des guerres conduites par Tu Hai. Rappelons que ce qui détermine le karma comme bon ou mauvais est l’intention de l’action. On parle des actions intentionnées. Peut-on considérer l’intervention de Kiêu comme une condition causale qui fait payer à Tu Hai ses tueries ? Son bon karma se manifeste d’abord par le fait qu’elle est sauvée par la bonzesse Giac Duyên, puis par les jours sereins auprès de cette dernière et enfin par les retrouvailles avec sa famille. La fin du roman est très significative. C’est en renonçant au désir que Kiêu a pu se réconcilier avec le réel. Elle a trouvé enfin la sérénité. Cet état d’esprit conjugue le bouddhisme et le taoïsme.

On peut alors répondre à deux questions : Peut-on corriger notre karma ? Le libre arbitre existe-il ? La philosophie bouddhique ignore le destin. Le karma est un acte. Or, on peut choisir notre acte. Donc, on peut le modifier. Cela veut dire également que le libre arbitre existe. A la différence de l’analyse chrétienne du livre de Job où il n’y a aucune cause, dans le karma, il y a les causes-effets rationnelles sans intervention surnaturelle. C’est notre comportement, notre manière d’agir qui réagit sur nous-mêmes.

Toute l’ambiguïté de Nguyên Du concernant le destin et le karma est résumée dans les derniers vers :

A bien réfléchir, tout dépend de la volonté du Ciel
A chaque créature humaine, il assigne sa condition
Nous voue-t-il à rouler dans le vent et la poussière
Notre existence traînera dans la poussière et le vent
Nous accorde-t-il d’être noble et pur
Nous aurons en partage noblesse et pureté
De faveur, il n’en réserve à personne
Privilégiant à la fois talent et destinée
De son talent, que nul n’en tire orgueil
Le malheur suit le talent comme son ombre
Chacun traîne avec lui son karma
N’accusons pas le Ciel de ses caprices
La racine du Bien réside en notre cœur
Ce cœur qui vaut bien plus que le Talent[27]

(NKV, 232)

D’une part, il admet l’intervention d’une force surnaturelle (le Ciel), d’autre part c’est l’individu qui est artisan de son propre destin. Si dans un vers, il dit la responsabilité du Ciel, dans l’autre, il dit l’individu chez qui se trouve toute une conception de la vie : le cœur pur. Tout en reconnaissant que le Ciel exerce un pouvoir sur l’individu, l’auteur se refuse à admettre un pouvoir absolu. Le cœur pur possède une force que rien ne peut lui ravir. C’est aussi l’idéologie de l’œuvre. Sans doute l’auteur veut dire par là que l’homme doit prendre la responsabilité de sa vie et ne pas rester passif en se lamentant sur son sort ou en blasphémant le Ciel.

 CONCLUSION

Je voudrais conclure en quelques mots sur l’articulation possible entre le bouddhisme et le confucianisme. C’est l’œuvre comme telle qui concentre en elle cet esprit bouddhique ; nous n’avons pas à le chercher dans la psychologie de l’auteur, mais dans la structure de l’œuvre elle-même. Les idées confucianistes se mêlent toujours avec les idées bouddhiques. Poète talentueux, Nguyên Du se révèle également un philosophe et un humaniste qui fait passer ce message universel : c’est l’individu au cœur pur, qui grâce à sa volonté peut surmonter les épreuves. L’homme moral est donc situé au centre. Dans la mesure où il peut modifier son karma, il est libre.

  A propos de l’auteur : Mme Bùi Thu Thủy est docteur-ès-lettres. Elle habite à Annecy.

 

 



[1] Job là một nhân vật trong Kinh cựu ước, vốn là một người đàn ông tốt bụng, hạnh phúc và được Đức Chúa Trời ưu ái. Satan nói với Chúa rằng sở dĩ Job tốt như vậy là do ông ta được Chúa ban nhiều phước lành và Satan đề nghị Chúa thử thách Job bằng cách lấy lại hết những phước đức đã ban để xem Job có nguyền rủa Chúa không. Mọi bất hạnh dồn dập đến với Job : mười người con chết hết, tài sản tiêu tán, bệnh tật phát sinh… Tuy nhiên Job vẫn luôn đặt niềm tin nơi Chúa : « Người đã cho thì cũng có thể lấy đi ; cầu cho tên Người được phúc lạ! » Khi vợ bảo ông nguyền rủa Đức Chúa Trời thì ông bảo : « Ngươi nói như một mụ đàn bà điên ! Chúng ta chỉ biết nhận phước lành từ Chúa, thế còn tai họa thì lại không lãnh lấy sao! ». (Kinh Thánh, do Louis Segond soạn, Nhà xuất bản La Maison de la bible, Genève, 1959, trang 473). Trước trái tim trong sáng của Job, Đức Chúa Trời lại ban cho Job những phước lành đã bị Người tước đi.

[2] Nàng rằng : « Lồng lộng trời cao ! / Hại nhân nhân hại sự nào tại ta ! » (Vers 2381-2)

[3] Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau (Vers 2)

[4] Lạ gì bỉ sắc tư phong (Vers 5). La traduction française citée dans ce travail est de Nguyên Khac Viên et de l’auteur de l’article. La traduction de Nguyên Khac Viên se réfère à l’ouvrage Kiêu publié en 1974 chez les Editions en Langues étrangères de Hanoï (2e éd.), et est indiquée par le nom du traducteur écrit en sigle, suivi du numéro de la page du dit ouvrage.

[5] Ngẫm hay muôn sự tại Trời / Trời kia đã bắt làm người có thân (Vers 3241-2)

[6] Chém cha cái số hoa đào / Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi ! / Nghĩ đời mà ngán cho đời / Tài tình chi lắm cho trời đất ghen ! (Vers 2151-4)

[7] Phận sao bạc chẳng vừa thôi ? / Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan ! (Vers 1763-4)

[8] Job est un personnage de l’Ancien Testament. Il est un homme très bon, très heureux, très aimé de Dieu. Satan demande à Dieu de le mettre à l’épreuve en disant que Job est juste parce qu’il a reçu toutes les bénédictions de Dieu et qu’il faut les lui enlever pour voir s’il maudit Dieu. Tous les malheurs arrivent aussitôt à Job : mort de tous ses dix enfants, perte de tous ses biens, grave maladie… Cependant il reste toujours confiant en Dieu : « L’Eternel a donné, et l’Eternel a ôté ; que le nom de l’Eternel soit béni ! ». A sa femme qui lui dit de maudire Dieu, il lui répond : « Tu parles comme une femme insensée. Quoi ! nous recevons de Dieu le bien, et nous ne recevrions pas aussi le mal ! ». (La Sainte Bible, par Louis Segond, La Maison de la bible, Genève, 1959, p. 473). Face au cœur pur de Job, Dieu le rétablit dans son état initial.

[9] Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung (Vers. 83-4)

[10] Rằng : « Hồng nhan tự nghìn xưa / Cái điều « bạc mệnh » có chừa ai đâu ! / Nỗi niềm tưởng đến mà đau / Thấy người nằm đó biết sau thế nào ! » (Vers 107-110)

[11] Hữu tình ta lại gặp ta / Chẳng nề u, hiển mới là chị em ! (Vers 127-8)

[12] Bây giờ rõ mặt đôi ta / Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ! (Vers 443-4)

[13] Anh hoa phát tiết ra ngoài / Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa (Vers 415-6)

[14] Trông ra ngọn cỏ lá cây / Thấy hiu hiu gió thì hay chị về / Hồn còn mang nặng lời thề / Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai / Dạ đài cách mặt khuất lời / Rảy xin chén nước cho người thác oan (Vers 743-8)

[15] Quan rằng : « Chị nói hay sao ! / Một lời là một vận vào khó nghe » (Vers 111-2)

[16] Một mình lưỡng lự canh chầy / Đường xa, nghĩ nỗi sau này mà kinh (Vers 217-8)

[17] Thưa rằng : « Thanh khí xưa nay […] » (Vers 193)

[18] Âu đành quả kiếp nhân duyên / Cũng người một hội, một thuyền đâu xa (Vers 201-2)

[19] Rằng : « Hay thì thật là hay / Nghe ra ngậm đắng, nuốt cay thế nào (Vers 491-2)

[20] Nàng rằng : « Vì mấy đường tơ / Lầm người cho đến bây giờ mới thôi ! / Ăn năn thì sự đã rồi / Nể lòng người cũ vâng lời một phen » (Vers 3193-6)

[21] Ma đưa lối quỷ dẫn đường / Lại tìm những chỗ đoạn trường mà đi / Hết nạn ấy đến nạn kia (Vers 2665-7)  

[22] Kể rằng : « Nhân quả dở dang / Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao ! / Số còn nặng kiếp má đào / Người dù muốn quyết trời nào đã cho ! » (Vers 995-8)

[23] Sư rằng : « Phúc họa đạo Trời / Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra. Có trời mà cũng tại ta / Tu là cõi phúc tình là dây oan / Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan / Vô duyên là phận hồng nhan đã đành / Lại mang lấy một chữ tình / (Vers 2655-2661)

[24] Kiếp xưa đã vụng đường tu / Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi ! (Vers 1195-6)

[25] Kiếp này nợ trả chưa xong / Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau! (Vers 1019-20)

[26] Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều / Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm / Lấy tình thâm trả tình thâm / Bán mình đã động hiếu tâm đến Trời / Hại một người cứu muôn người / Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng / Thửa công đức ấy ai bằng / Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi / Khi nên Trời cũng chiều người / Nhẹ nhàng nợ trước, đền bồi duyên sau (V. 2681-2690)

[27] Ngẫm hay muôn sự tại trời / Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao / Có đâu thiên vị người nào / Chữ Tài chữ Mệnh dồi dào cả hai / Có tài mà cậy chi tài ? Chữ « tài » liền với chữ « tai » một vần / Đã mang lấy nghiệp vào thân / Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa / Thiện căn ở tại lòng ta / Chữ « tâm » kia mới bằng ba chữ « tài » (V. 3241-3252)