Le 'Kiều' et le premier système de définitions philosophiques du Viet Nam
Truyện Kiều với hệ thống định nghĩa triết học chính quy đầu tiên
của Việt Nam
Quang Nguyên
Tóm tắt bài viết :
Tác phẩm « Đoạn trường tân thanh » của đại thi hào Nguyễn Du, hay Truyện Kiều theo cách gọi gần gũi và yêu thương của độc giả bao thế hệ nay là một tác phẩm văn học kinh điển của nền văn học Việt Nam với sự sáng tạo, đóng góp quan trọng về ngôn ngữ, điển tích và giá trị văn chương to lớn của mình. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đã quan tâm đến giá trị tư tưởng và triết lý sâu sắc của Truyện Kiều, và bài viết này nhằm để khẳng định tính triết học bài bản mà Truyện Kiều đã đem lại: đó là hệ thống các định nghĩa, cách tạo ra các khái niệm mang tính xuyên suốt và đặc trưng của lĩnh vực triết học là nhân sinh quan, thế giới quan.
Có thể nói, Truyện Kiều đã nâng tầm tinh thần và triết lý dân gian Việt Nam lên mức độ hàn lâm, chính quy, và vì vậy, là tác phẩm đầu tiên đưa ra hệ thống các định nghĩa triết học của tư tưởng Việt Nam, tạo ra những thuật ngữ khuôn mẫu về nhân sinh quan và thế giới quan xã hội học trong toàn dân từ trí thức đến bình dân từ đó trở đi.
Hơn nữa, bài viết cũng muốn đưa lại một cách tiếp cận với Truyện Kiều trong sự phát triển tư tưởng thời đại hiện tại : Truyện Kiều đã vượt ra khỏi thời đại của mình để mang thông điệp của một ngành tâm lý học xã hội đương đại của thế kỷ 20 và 21 là Sức mạnh tư tưởng – ngành nghiên cứu được phát triển trong xã hội hậu công nghiệp phương Tây gần đây, theo quan điểm : những gì xuất phát từ suy nghĩ sẽ thu hút những gì tương tự trong cuộc sống, và trong tương tác sẽ tạo ra cuộc sống thực tế. « Tính cách tạo ra số phận » là quan điểm tâm lý học thời đại, và Nguyễn Du đã nói về điều này trong Truyện Kiều cách đây gần 3 thế kỷ, lại còn nói sâu sắc hơn một bậc về gốc rễ của sức mạnh tư tưởng chính là tính « Thiện ». Nếu theo cách hiểu này, Truyện Kiều rõ ràng là một tác phẩm vượt thời gian, không gian và mang tính tham khảo rất cao, rất thú vị đối với độc giả trẻ.
Bài viết này mong đem đến một hướng kết nối giữa tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du và độc giả đương đại, tránh suy nghĩ về việc lỗi thời của một tác phẩm kinh điển bậc nhất của nền văn học Việt Nam. Bài viết sơ thảo chắc chắn nhiều sơ suất, mong quý vị thông cảm và bỏ qua.
Triết học ở Việt Nam vốn có nền tảng từ những tín ngưỡng dân gian và những tín ngưỡng, tôn giáo khác du nhập vào Việt Nam, nhưng chưa có những khái niệm và những đặc điểm rõ ràng của một hệ thống tư tưởng triết học vốn cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, ví dụ như : vũ trụ luận, tôn giáo, tâm lý, thiết chế thời đại và đạo đức xã hội, tâm tính con người và cách xử thế, v.v.
Trong truyện Kiều, chúng ta có thể tìm thấy nhiều tư tưởng triết học phương Đông, mà trong đó có những tư tưởng đã trở thành những khái niệm, định nghĩa triết học, không còn dừng ở mức độ chỉ là một suy nghĩ mang tính triết lý chung chung như trong các câu ca dao, tục ngữ. Hơn thế nữa, những khái niệm ấy đã đi vào cuộc sống của người dân và văn hóa dân tộc, hình thành ra nền tảng triết học của tư duy và thái độ sống xã hội. Một số định nghĩa triết lý đặc biệt mang tính tâm lý học sâu sắc, vượt bậc so với thời đại của Nguyễn Du và vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại – hơn 2 thế kỷ sau của truyện Kiều.
Truyện Kiều đã và vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho những người yêu văn học trong và ngoài nước với khoảng 30 bản dịch với nhiều thứ tiếng khác nhau đến nay, riêng bản dịch qua tiếng Pháp đã có 13 bản dịch. Để hiểu truyện Kiều, cho đến nay đã có rất nhiều những bài phân tích hàn lâm và chuyên sâu dành cho truyện Kiều, cũng đã có rất nhiều kỷ lục dành cho tác phẩm « Đoạn trường tân thanh » này – tên gọi chính thức của truyện Kiều - của đại văn hào Nguyễn Du.
Bài giới thiệu ngắn này hy vọng đặt ra một khía cạnh khác và mới trong truyện Kiều, nhằm trả lời cho một số câu hỏi đặt ra rằng : truyện Kiều được sáng tác đã gần 300 năm với bối cảnh sáng tác lẫn câu chuyện của tác phẩm thuộc về một xã hội phong kiến xưa cũ, ngoài yếu tố ngôn ngữ và văn học vốn được xem là kho tàng điển tích và từ vựng Việt Nam phong phú, truyện Kiều còn có thể đem lại điều gì cho chúng ta thời đại này, nhất là làm thế nào để giới trẻ hiện nay, dù là người đang làm nghiên cứu hay không, quan tâm hơn và thích thú nhận thấy có sự liên hệ độc đáo giữa thời đại mình và tác phẩm kinh điển này của văn học Việt Nam. Theo hướng tìm tòi đó, tôi nhận thấy ta có thể tìm được mối liên hệ giữa khía cạnh tâm linh và tâm lý trong truyện Kiều với thời đại này, mà đặc biệt là, hiện nay đây lại đang là một hướng tiếp cận mới của thế giới, một lĩnh vực chỉ vừa phát triển trong vài thập niên gần đây mà thôi, nhưng đã được đề cập rõ ràng và là sợi chỉ đỏ tinh thần chủ yếu trong truyện Kiều cách đây hơn 2 thế kỷ. Đó là điều gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược theo thứ tự hai ý là tâm linh và tâm lý.
Đầu tiên, ta sẽ nói về yếu tố tâm linh qua cách Nguyễn Du hiểu những khái niệm trừu tượng ấy và đưa ra theo cách có thể gọi theo hiện nay là « định nghĩa » về bản chất của khái niệm ấy, nghĩa là tạo cho khái niệm trừu tượng ấy một thông điệp rõ ràng.
Nhiều khái niệm hiện nay rất quen thuộc và dễ hiểu đối với người dân cả nước là từ truyện Kiều mà ra, như thể mỗi lần nhắc đến một ý nghĩa nào đó là lập tức có những câu, chữ từ truyện Kiều tự động được lẩy ra, được nhắc đến. Tuy nhiên, đặt ở bối cảnh lúc sáng tác truyện Kiều thì những câu, chữ này vốn trước đó chỉ nằm rải rác trong các tác phẩm văn học cổ điển, mà chưa bao giờ được tập hợp lại và sử dụng nhiều lần, xuyên suốt một tác phẩm như trong truyện Kiều, và mỗi từ, cụm từ đều được dùng với một tầng ý nghĩa cố định. Mỗi khi muốn chỉ đến một ý nghĩa, thông điệp nào đó thì Nguyễn Du lại đến từ, cụm từ ấy, ta có thể nói cách dùng này có ý thức rõ rệt là đã tạo cho mỗi từ, cụm từ một định nghĩa, khái niệm của mình, vài ví dụ minh họa :
- Cụm từ « trăm năm » được dùng 10 lần trong truyện Kiều, mỗi lần dùng đều để chỉ một khái niệm thời gian liên quan đến đời sống con người. Từ truyện Kiều trở đi, « trăm năm » đã thành một khái niệm về đời người, chỉ sự hữu hạn của cuộc sống con người trong vũ trụ. Đây là thế giới quan triết học về con người và do Nguyễn Du xây dựng khái niệm này.
- Hai chữ « tài » và « mệnh » được đưa ra ngay từ câu thơ thứ 2 của truyện Kiều được hiểu như 2 khái niệm về con người và số phận : Tài chỉ tài năng, tài hoa của con người là đặc điểm của con người và Mệnh là guồng quay số phận là đặc điểm của những điều vượt qua khỏi giới hạn quyết định của con người.
Xuyên suốt truyện Kiều chính là sự đấu tranh giữa tài và mệnh, giữa những khả năng, suy tính lý trí của con người và đưa đẩy của số phận, hoàn cảnh. Chữ « tài » không chỉ nói về những điều tốt mà còn để nói về những thế mạnh, dù là tiêu cực, của một con người, có thể nói chữ « tài » của Nguyễn Du là một khái niệm liên quan đến phần « lý trí, tài hoa, bản chất ý thức » của con người. Ví như cuộc đấu tranh của Kiều, của Thúc Sinh, của Sở Khanh, của Hoạn Thư, của Từ Hải, của cả Vương ông hay Kim Trọng trước những ngã rẽ, biến cố cuộc đời và cách họ đưa ra những quyết định quan trọng.
- Hai khái niệm « thể phách » và « tinh anh » cũng là hai ý niệm triết học sâu sắc vượt qua cách hiểu thông thường về hình thức và nội dung.
« Tinh anh » ở đây không phải chỉ dành cho phần tài hoa nhất của một người, mà còn nói đến điều sâu sắc hơn nữa đó là trạng thái tinh thần của một người đã đạt đến mức độ ưu tú, giác ngộ và thông hiểu sâu sắc về cuộc đời, cũng như có khả năng lưu lại lâu dài dấu ấn của mình ở một trạng thái vô hình nào đó, như cảm hứng, như tâm linh, như những cảm giác thiêng liêng huyền hoặc. Ở đầu truyện, đó chính là hình thái của nàng Đạm Tiên. Khi tả về Đạm Tiên trong giấc mộng của nàng Kiều sau buổi gặp, Nguyễn Du không hề nói đến hình dáng hay tả về sắc đẹp của nàng Đạm Tiên mà chỉ nói về một trạng thái tinh thần : điềm đạm, biết buông bỏ, tài hoa và trung dung. Sau này, có thể nói sư bà Giác Duyên cũng có một trạng thái tinh thần như vậy. Và sau hết chính là nàng Kiều sau 15 năm lưu lạc, khi nàng đã giác ngộ về cuộc đời, đã biết đánh khúc đàn vui khi hội ngộ và tự cảm nhận ý nghĩa của cuộc đời, khi ấy, tài và tâm của nàng đã đạt đến mức tinh anh một cách đúng nhất theo nghĩa của từ : thuần khiết, tinh khôi và sáng tươi.
Từ những khái niệm này, đã đưa ra 2 ý quan trọng nhất trong truyện Kiều mà chúng ta có thể nói hai ý này là bước đột phá của Nguyễn Du trong thời đại của mình, và là dấu ấn để lại của ông cho chúng ta đến ngày nay để chứng minh sự sáng tạo, tư duy triết học và sự tinh anh của mình.
Xin trích ở đây 3 đoạn liên quan trực tiếp 2 ý này :
Đoạn 1 là 2 câu thơ lục bát sau :
« Sinh rằng: "Giải cấu là duyên,
Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. »
Đoạn 2 là đoạn sư Tam Hợp tỏ bày :
Sư rằng: "Phúc hoạ đạo trời,
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta,
Tu là cội phúc, tình là dây oan.
Thuý Kiều sắo sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những tính thong dong,
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.
Đoạn gần cuối tác phẩm, sau khi Kiều đã sum họp với gia đình và mọi việc đã tỏ tường, là những câu mang một thông điệp kết lại của câu chuyện:
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài. »
Trong khi xuyên suốt của truyện Kiều, người đọc vẫn có cảm giác Nguyễn Du tin vào số mệnh hết mực, vẫn có trời, có ba sinh (ba kiếp), có nhân quả, có bỉ sắc tư phong, …. nhưng rồi ở một thời điểm nào đó, ta lại thấy không phải như vậy. Đầu tiên là lời Kim Trọng nói về « Nhân định thắng thiên» khi nghe Kiều gẩy khúc đàn quá bi quan và bế tắc, buồn bã. Lời này tưởng chỉ thoáng bên tai, nhưng ngờ đâu từ đó trở đi những khúc quanh nghiệt ngã của Kiều luôn gắn với những khúc nhạc bi ai, tràn đầy nước mắt tủi phận đã chứng minh rằng chính tâm tưởng bi quan ấy, tư tưởng có phần ủy mị ấy đã tương sinh tạo ra cuộc đời Kiều. Ta không biết vì Kiều quá ai oán nên đánh lên những khúc nhạc như thế, hay chính những khúc nhạc ấy tạo ra số phận hẩm hiu của Kiều. Nhưng cho đến lúc cuối truyện lại có lúc Kiều đánh đàn, đó mới là lần đầu tiên và lần duy nhất, Kiều đánh được một khúc nhạc thanh nhàn, và tươi tắn. Và đúng lúc đó, như Kiều chia sẻ cùng Kim Trọng rằng mình đã thông hiểu mọi việc. Có phải chăng lời của sư Tam Hợp cũng chính là thông điệp của Nguyễn Du : « Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra », và rằng « có trời mà cũng có ta », « thiện căn ở tại lòng ta ».
Đây chính là tư tưởng vô cùng tiến bộ ngay cả ở trong thời đại hiện đại của chúng ta hiện nay. Tư tưởng này hiện nay đang phổ biến và rất được ưa chuộng trong các trường phái triết học, tư tưởng hiện này : sức mạnh tư tưởng. Nếu tư tưởng chúng ta nghĩ và muốn gì, cuộc đời sẽ đưa đến những điều tương tự. Việc tồn tại một đấng tạo hóa, một đấng cứu thế là « mệnh » - là hoàn cảnh, là những phát sinh của cuộc đời, nhưng việc tồn tại một số phận chính là « lòng người » - là những quyết định hoặc quá lý trí hoặc quá mù quáng, hay là những suy tính, là góc tối vô thức của người ấy tạo ra.
Trong lời của sư Tam Hợp có một ý liên quan đến Kiều là chữ « tình » quá khư khư cho nên làm cho những bước tính không được yên ổn, không được vững vàng, và lại có thêm một ý tuy không nói trực tiếp về Kiều nhưng trong lời nói ấy, tránh sao cho không hiểu có chút liên quan, là chữ « tài » với cách suy nghĩ chỉ thiên về cậy tài dẫn đến tạo nghiệp như ganh ghét, ganh tỵ, đố kỵ,… điều này không nên trách người khác mà chỉ có thể tự trách mình đã chưa phát triển được gốc thiện trong lòng mình truyền đến mọi người. Phải chăng những con người trong truyện như Kiều cũng rất tự tin về tài sắc của mình mỗi khi cần phải thi thố tài thơ phú cầm kỳ thi họa nhưng rốt cuộc cũng đưa lại những đố kỵ ghê gớm làm xoay chuyển cả số phận, như Thúc Sinh tự tin về thành công và khả năng xoay sở của mình nhưng cuối cùng lại chỉ biết cắn răng chịu đựng khi phát hiện những toan tính của người khác còn cao hơn mình mấy bậc, như Từ Hải vẫy vùng tứ phương, hùng cứ một cõi nhưng cũng không thoát khỏi một quyết định vội vàng thiếu tỉnh táo vì quá tự tin ?
« Đoạn trường tân thanh » - tiếng kêu mới nhưng thật chất các nhân vật đều khóc thầm và đau đớn lòng đến không bút nào tả xiết. Tư tưởng « nhân định thắng thiên » trong truyện xuất phát từ « thiện căn trong lòng ». Theo đó, Nguyễn Du đã đưa ra quan điểm triết học của mình : kết hợp hài hòa giữa duy tâm và duy vật, giữa « tài » và « mệnh », giữa con người và số phận. Đó là thế giới quan triết lý của ông : có tồn tại một thế lực trong vũ trụ, nhưng cũng tồn tại một sức mạnh nội tâm của con người làm đối trọng. Bên cạnh đó, trong quan hệ giữa con người với nhau, ông cũng nhấn mạnh tính « thiện căn » - tâm, lòng thiện – sẽ là cơ bản để giữ gìn mối quan hệ nhân hòa. « Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài » - một người có tâm có thể thay ba người có tài mà cậy tài. Như/ vậy, chữ tâm chính là trục xoay chuyển các đầu mối của quan hệ xã hội, nhân sinh. « Tình » và « tài » có thể được hiểu là 2 khái niệm của cực hữu cảm xúc và cực hữu lý trí, đều không phải lựa chọn lý tưởng, mà chính là « tâm » từ gốc thiện là nơi trung dung được lý và tình.
Như vậy, nếu như trong các tác phẩm triết học của Trung Quốc với « Đạo », về « Nhân », về « Trung » như những chữ chính yếu của nền tảng triết lý nhân sinh, xã hội, thì Nguyễn Du đã dùng chữ « Tâm » hay « Thiện căn » để làm nền tảng cho guồng sống của con người, từ đó tạo ra xã hội. Từ cách người dân dùng những từ hay những cụm từ của truyện Kiều trong đời sống hàng ngày để trích dẫn, khuyên bảo nhau, đưa ra những lời khuyên cho cách sống, ta có thể tự hào nói rằng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm chính thức đầu tiên tạo ra những khái niệm, định nghĩa triết học của Việt Nam, và Nguyễn Du là nhà tư tưởng, triết học một cách có chủ ý với hệ thống thuật ngữ triết học đầu tiên của Việt Nam, cũng như ta có thể nói, truyện Kiều, dưới hình thức là một câu truyện, là một tác phẩm tư tưởng triết lý quan trọng của Việt Nam vì đã tạo ra một loạt khái niệm mới đưa vào sử dụng trong đời sống hàng ngày và tri thức của người Việt gần 300 qua.
Paris, ngày 9/9/2015
Về tác giả Quang Nguyên :
Ban tổ chức Ngày Nguyễn Du không biết gì về Quang Nguyên, ngoài các dòng sau đây của Quang Nguyên gởi đến người phối hợp Lâm Thành Mỹ :
- Cháu gửi bài tham dự Ngày Nguyễn Du với mục đích trên hết là ủng hộ cho một hoạt động văn hóa có ý nghĩa của cộng đồng, đồng thời chung tay với mọi người trong sự tôn vinh tài năng và trí tuệ của đại thi hào Nguyễn Du cùng tác phẩm Truyện Kiều của ông.
- Cháu đọc và suy nghĩ Truyện Kiều từ một góc độ của mình để thấy giới trẻ hiện nay vẫn quan tâm đến Truyện Kiều và có thể theo một cách khác, mới của thời đại, nhưng dù ở không gian và thời đại nào, hay dưới góc nhìn nào thì giá trị của truyện Kiều vẫn tỏa sáng.
- Vì vậy, cháu không giới thiệu bản thân vì so với những người nghiên cứu gạo cội thì các thông tin của cháu sẽ rất chênh lệch. Cháu là một người Việt Nam trẻ của thời đại này yêu và viết về Truyện Kiều thôi ạ.
- Vì công việc riêng quá bận, cháu không có nhiều thời gian để viết sâu và trau chuốt hơn bài tham luận, mong Ban tổ chức thông cảm. Cháu cũng không ở Lyon nên không chắc ngày 8/11 có thể đến tham dự.
Vài dòng về người viết Quang Nguyên :
- Bài viết khác : Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những ngoạn mục của cuộc đời
- Công việc hiện tại : nhân viên bộ phận Marketing international công ty bảo hiểm Prévoir, Pháp.
Le 'Kiều' et le premier système de définitions philosophiques du Viet Nam
Quang Nguyên
Résumé-Un des chefs d’œuvres de la littérature vietnamienne est « Kim-Van-Kieu » dans la traduction française, et « L’Histoire de Kieu » pour les Vietnamiens. Cette œuvre contribue grandement au développement de la littérature vietnamienne en apportant une richesse de vocabulaire, des allusions littéraires, des usages populaires dans la vie quotidienne des Vietnamiens. Il a également reçu un grand intérêt de la part des lecteurs et chercheurs pour les valeurs morales et messages philosophiques ; cet article partage donc le même point de vue d’un certain publique pour confirmer le rôle de Kim-Vân-Kieu dans sa contribution littéraire et dans le domaine de la philosophie. Cette œuvre a pu créer un système de définitions, des notions philosophiques à la manière scientifique ; cela n’existait guère dans les livres et œuvres littéraires des époques précédentes. C’est la première fois que les pensées populaires évoluent en des termes qui reflètent systématiquement les conceptions idéologiques de la vie humaine et de la société. Ces termes, à leur tour, sont désormais devenus des locutions classiques dans l’usage populaire du Vietnamien.
Par le biais de cet article, nous découvrons également une approche psychologique sociale avec une des pratiques contemporaires (les plus connues à présent : la loi de l’attraction, ou le pouvoir des pensées sur notre destin), alors que « Kim-Van-Kieu » a été écrit il y a près de 300 ans. Nguyen Du a confirmé consciemment cette pratique dans « Kim-Van-Kieu » alors qu’en Europe et aux Etats-Unis, l’étude de la socio-psychologie n’a commencé que depuis la deuxième moitié du XXème siècle.
Après une étude rapide, nous constatons que Kim-Van-Kieu de Nguyen Du nous dévoile une vision évoluée dans son époque. En nous basant sur les écrits passés, nous pourrons tirer des conclusions pour une meilleure compréhension de notre histoire et civilisation.
‘L’Histoire de Kiều’* et le premier système de définitions philosophiques du Việt Nam
________________
La philosophie au Viet Nam a un fondement basé sur des croyances populaires et aussi sur des croyances, religions venues d’ailleurs ; elle ne possède pas encore des concepts et des caractéristiques bien marqués d’un système de pensées philosophiques. Ce dernier doit contenir des connaissances dans de nombreux domaines tels que cosmologie, religion, psychologie, régime politique et morale sociale, caractère des hommes et comportement dans le monde etc…
Dans ‘l’Histoire de Kiều’, nous pouvons trouver des pensées philosophiques orientales et parmi elles, certaines sont devenues des concepts, des définitions philosophiques, dépassant le stade des réflexions ayant un caractère commun tel qu’on trouve dans les ca dao ( poèmes oraux populaires) ou adages. De plus, ces concepts ont pénétré dans la vie quotidienne de la population et dans la culture nationale, formant des fondements philosophiques de la pensée et de la morale sociale. Un certain nombre de définitions philosophiques porte particulièrement des caractéristiques de psychologie très nettes, dépassant le niveau existant dans la période de Nguyễn Du et garde encore entièrement leurs valeurs à notre époque, plus de 2 siècles après la parution de l’Histoire de Kiều’ .
Cette œuvre a été et reste une source d’émotions et d’inspiration pour ceux qui aiment la littérature au Viet Nam et même en dehors du Viet Nam avec 30 traductions dans différentes langues dont 13 en français. Pour comprendre l’Histoire de Kiều, il y a des articles d’analyse académique et approfondie, il y des records réservés à Đoạn trường tân thanh ( Nouvelle voix pour les entrailles brisées, nom officiel de l’œuvre du grand poète Nguyên Du).
Ce cout article espère poser un éclairage différent, nouveau sur ‘ l’Histoire de Kiêu’ pour répondre à des questions telles que : cette œuvre a été écrite il y a presque trois cent ans dans un contexte de société féodale ; aujourd’hui, en dehors du fait qu’elle constitue un trésor très riche de constructions littéraires, que peut-elle nous apporter encore, surtout comment faire pour que les jeunes de maintenant, qu’ils appartiennent au monde des chercheurs ou non, s’intéressent plus et se réjouissent de trouver des liens originaux entre notre époque et cette œuvre classique reconnue de la littérature vietnamienne. Dans cette optique, je pense qu’on peut déceler des relations entre le côté psychique et le côté psychologique de l’Histoire de Kiều avec l’époque d’aujourd’hui. C’est un nouveau domaine d’études et de recherches qui est apparu depuis quelques dizaines d’années seulement et c’est même le fil rouge dans l’Histoire de Kiều, depuis donc plus de deux siècles. Nous allons considérer dans l’ordre les deux aspects psychique et psychologique.
*Dans ce texte, le roman-poème de Nguyễn Du sera désigné par ‘Histoire de Kiều’ ou parfois simplement par ‘Kiều’.
D’abord, considérons le côté psychique à travers la manière dont Nguyễn Du comprend ces concepts abstraits et les utilise comme des ‘définitions’, c'est-à-dire donner à ces concepts une signification nette.
Des concepts très familiers et faciles à comprendre aujourd’hui pour tout le peuple sont issus du poème-roman Kiều : ainsi quand on évoque une idée quelconque, tout de suite on a en tête des vers, des mots de Truyện Kiều se rapportant à cette idée. En fait, dans la période de l’apparition de Truyện Kiều, ces mots, ces vers n’apparaissent qu’occasionnellement dans les œuvres de l’époque mais ne sont pas utilisés de façon systématique, à travers toute l’œuvre comme dans l’Histoire de Kiều. Ces mots dans Kiều portent une signification, un sens déterminé. Ainsi, on peut dire que Nguyễn Du a donné une définition à ces mots. Quelques exemples :
-Le mot composé ‘cent ans’ est utilisé dix fois dans Kiều, il désigne à chaque fois la durée d’une vie humaine. Depuis la parution de Kiều, ce mot composé ‘cent ans’ est devenu une idée de la vie humaine, désignant sa limite de temps dans l’univers. C’est de la philosophie sur le monde en ce qui concerne l’homme.
-Les deux mots ‘talent’ et ‘destin’, présents dès le deuxième vers, peuvent être considérés comme deux concepts sur l’homme et sa destinée. Le ‘talent’ désigne la possibilité d’action de l’homme, c’est une caractéristique de l’individu. Le ‘destin’, lui, est la roue tournante du sort et est propre aux facteurs dépassant les limites de décision de l’homme.
A travers toute l’Histoire de Kiều, c’ét la lutte entre le talent et le destin, entre les possibilités, les plans d’action consciente et les mouvements, les assauts du destin. Le talent ne désigne pas seulement le côté positif, mais peut comporter les points forts de l’individu, même négatifs. On peut considérer que le mot ‘tài’ de Nguyễn Du concerne ce qui est ‘raison, talent, esprit conscient’ de l’homme. C’est ce qui intervient dans les actions de Kiều, de Thúc Sinh, Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải, même du père Vương Ông ou de Kim Trọng, dans leur réaction devant les vicissitudes de la vie, dans les solutions qu’ils adoptent.
-Les deux concepts ‘thể phách’ attelage corporel et ‘tinh anh’ quintessence sont aussi deux concepts philosophiques pertinents dépassant la compréhension ordinaire pour la forme et pour le fond.
‘Tinh anh’, la quintessence ici n’est pas seulement réservée à ce qu’il y a de meilleur dans l’homme, mais plus encore désigne l’état d’esprit de quelqu’un qui a atteint le niveau d’éveil et de compréhension profonde et aussi la capacité de laisser son empreinte sous une certaine forme invisible, comme une inspiration, un sentiment mystique ou une sensation surnaturelle, supranormale. Dans l’Histoire de Kiều, à ses débuts, c’est l’apparition de Đạm Tiên qui illustre ce concept. Quand Nguyễn Du décrit Đạm Tiên dans le songe de Thúy Kiều, il ne fait pas intervenir sa forme physique ou sa beauté mais il évoque un état spirituel : calme, détachée, talentueuse et sachant composer. Dans la suite de l’histoire, c’est la bonzesse Giác Duyên qui a un tel état d’esprit. Et à la fin de l’histoire, c’est Kiều elle-même, quand après 15 ans de malheur, elle a pu jouer un air joyeux de retrouvaille, elle possède alors pleinement le sens de la vie et elle atteint le tinh anh, la quintessence dans la signification complète du terme : pureté, état neuf et resplendissant.
En plus de ces concepts, Nguyen Du a exprimé deux idées qui sont les plus importantes de l’Histoire de Kiều, nous pouvons dire que ce sont deux idées d’avant-garde pour son époque, que c’est l’empreinte qu’il a laissée pour prouver sa créativité, sa pensée philosophique et sa quintessence.
Je cite ci-dessous 3 extraits liés à ces deux idées :
Le premier comporte ces 2 vers : ‘Kim Trọng dit : Notre rencontre fut décidée par la providence. Dans ce monde, la volonté de l’homme a souvent triomphé du Ciel’*
Le deuxième provient des explications de la bonzesse taoiste Tam Hợp :
‘La bonzesse déclare : Bonheur et malheur sont dispensés par le Ciel, mais leur source est aussi dans le cœur de l’homme. Il y a le Ciel mais il y a aussi nous-même. Le renoncement est la racine de la joie, les passions sont les chaînes de la souffrance. Thuy Kieu possède beauté, intelligence. Sur elle pèse déjà le lourd destin des joues roses. De plus, elle porte avec elle l’Amour, dans les liens duquel elle s’attache avec acharnement. C’est pourquoi les asiles de paix, elle ne peut y rester en repos, ni y séjourner longtemps.’*
A la fin de l’œuvre, quand Kiều est réunie avec sa famille et que tout est clair, on trouve le message de conclusion :
‘Que ceux qui ont du talent ne se glorifient pas de leur talent ! Le mot ‘tài’ talent rime avec le mot ‘tai’ malheur. Et si un lourd karma pèse sur notre destin, ne récriminons pas contre le Ciel et ne l’accusons pas d’injustice. La racine du bien réside en nous-mêmes. Cultivons cette bonté du cœur qui vaut bien plus que le talent’.*
Alors que pendant presque toute ‘l’Histoire de Kiều’, le lecteur a l’impression que Nguyễn Du croit entièrement au destin, il y a toujours le Ciel, les trois vies, la loi de causalité, la loi de compensation,… mais à un certain moment, on cóntate que ce n’est pas ainsi. Tout d’abord, il y a la parole de Kim Trọng : ‘la volonté de l’homme a souvent triomphé du Ciel’ quand il entend Kiều jouer un air triste, désespéré. Cette parole semble glisser rapidement mais hélas depuis lors, les vicissitudes malheureuses de Kiều sont toujours liées aux morceaux de musique imprégnés de chagrin, de larmes, de pleurs sur son propre sort. Cela montre que cette état d’esprit pessimiste, languissant a contribué à façonner la vie de Kiều. Nous ne savons pas si Kiều a joué cette musique à cause de son caractère plaintif ou si ces airs ont conduit à son destin tragique. A la fin de l’histoire, Kiều a encore joué mais cette fois-ci et c’est la seule fois, Kiều a joué un air de paix et de joie. Et cette fois-là, Kiều a fait part à Kim Trọng qu’ elle a tout compris. La déclaration de la bonzesse Tam Hợp n’est-elle pas aussi le message de Nguyễn Du : La source (du bonheur et du malheur) est dans le cœur humain, ‘la racine du bien réside en nous-même’.
C’est une pensée très avancée même dans notre période actuelle. Elle est répandue et appréciée dans les écoles de pensées philosophiques : c’est la force de la pensée. Ce que nous pensons et voulons, la vie nous apportera. L’existence d’un dieu créateur, sauveur est le ‘destin’, les circonstances de la vie mais l’existence d’une destinée est due au ‘cœur de
*La traduction de ces extraits vient de Xuân Phúc et Xuân Việt, Kim Vân Kiều, Ed Gallimard,1961.
l’homme’ qui détermine les résolutions pouvant être trop tournées vers la raison ou trop aveugles , elles peuvent aussi provenir de l’inconscient obscur de l’homme.
Dans la déclaration de la bonzesse Tam Hợp, il y a une idée sur Kiều qui porte sur ‘l’Amour’ qu’elle porte obstinément en elle et qui l’empêche d’être sereine, stable. L’autre idée exprimée par Nguyễn Du concerne le talent avec un sous-entendu de ‘talent glorifié’ qui génère la jalousie. Il ne faut pas alors reprocher aux autres cette jalousie mais s’en prendre à soi-même de ne pas savoir développer suffisamment en soi la racine du bien pour la partager avec les autres. Les personnages dans l’Histoire de Kiều’ ne sont-ils pas trop confiants dans leur ‘talent’ : Kiều trop sûre de sa beauté, de ses capacités littéraires ou musicales pour s’apercevoir qu’elles vont de pair avec le malheur ; Thúc Sinh trop confiant dans ses possibilités de résoudre les problèmes familiaux pour constater après sa faillite devant les calculs de Hoạn Thư ; Từ Hải tout puissant mais trop confiant , ce qui le conduit à sa perte ?
‘ Nouvelle voix pour les entrailles brisées’, cette nouvelle voix est remplie de larmes refoulées et de douleurs indescriptibles. La pensée que’ la volonté de l’homme a souvent triomphé du Ciel’ provient du fait que’ la racine du bien est dans le cœur’. Ainsi, Nguyễn Du a exposé son point de vue philosophique: synthèse entre le matérialisme et l’idéalisme, entre le ‘talent’ et le ‘destin’. C’est sa vision philosophique du monde : il existe une force dans l’univers mais il existe aussi la force intérieure de l’homme pour faire contrepoids. A côté de cela, dans les relations humaines,, il insiste sur ’la racine du bien’- le cœur- qui est le fondement pour en garder l’harmonie.’ Le cœur vaut bien trois fois le talent’ Ainsi, le cœur est bien l’axe qui fait tourner harmonieusement la société et l’humanité. ‘L’amour’ et ‘le talent’ peuvent être compris comme les extrêmes l’un des sensations et l’autre de la raison, ils ne constituent pas des choix idéaux, c’est le ‘cœur’, racine du bien qui peut concilier raison et sentiment.
Si dans les traités chinois de philosophie, les mots 'tao' (Đạo), jen (Nhân), tchong (trung) sont des mots essentiels pour le fondement de la philosophie, Nguyễn Du a utilisé les mots ' Tâm' (coeur) ou 'Thiện căn' (Bonté ỏiginelle) pour les considérer comme fondement de la vie humaine et de la société. A partir de l'utilisation du peuple des extraits de 'Kiều' pour les inclure dans la vie courante comme des préceptes de conduite, nous pouvons être fiers en disant que 'Kiều' est la première oeuvre qui a créé des concepts et des définitions philosophiques du Viet Nam, que Nguyễn Du est un penseur, un philosophe utilisant un système de termes philosophiques et que 'Kiều', sous forme de roman-poème est une oeuvre philosophique importante parce que cette oeuvre a créé des nouveaux concepts qui sont utilisés dans la vie quotidienne du peuple vietnamien depuis presque 300 ans.
Sur l’auteur Quang Nguyên : Le Comité d’organisation ne connait Quang Nguyên qu’à travers quelques lignes qu’il lui a adressées. Ces lignes disent (en résumé) : ‘Ma communication a pour but premier de soutenir la Journée Nguyễn Du, ensuite pour exprimer un point de vue des jeunes de notre temps’. Un autre de ses écrits ( sur le général Võ Nguyên Giáp) : http://backup.ugvf.org/index.php?option=com_content&view=article&id=508%3Ai-tng-vo-nguyen-giap-va-nhng-ngon-mc-ca-cuc-i&catid=45%3Avn-hoa-ngh-thut&Itemid=89&lang=fr