Aller au contenu. | Aller à la navigation

Outils personnels

This is SunRain Plone Theme

Navigation

Vous êtes ici : Accueil / Articles / Journée NGUYỄN DU / Les facteurs qui ont contribué à l'éclosion du génie de Nguyễn Du

Les facteurs qui ont contribué à l'éclosion du génie de Nguyễn Du

Những yếu tố góp phần kết tinh thiên tài của Nguyễn Du

Những yếu tố góp phần kết tinh thiên tài của Nguyễn Du

GSTS Lâm Thành Mỹ

Tóm tắt: Thiên tài bẩm sinh của Nguyễn Du đã được nhiều yếu tố nuôi dưỡng để giúp nhà thơ thai nghén và cho ra đời tuyệt tác Truyện Kiều.  Các yếu tố đó là: ảnh hưởng vùng miền quê quán địa linh nhân kiệt, ảnh hưởng của gia tộc quí phái, các biển chuyển long trời lở đất của lịch sử, việc phong trào thơ Nôm đang phát triển mạnh mẽ và cuối cùng là chính tâm hồn nhạy cảm giúp Nguyễn Du nắm bắt được những rung động tế nhị của con tim và xao xuyến trước những đau khổ của kiếp người, nhất là của người phụ nữ.

    Người Việt Nam yêu thích Truyện Kiều không những vì lời thơ chải chuốt, điêu luyện mà còn vì gặp hình ảnh của chính mình trong một đoạn nào đó của Truyện Kiều. Truyện Kiều nói về chuyện con người, con người Việt Nam, con người Trung quốc, con người nói chung.Truyện Kiều  là áng thơ tuyệt tác, có tính nhân văn sâu sắc, sức loan tỏa mạnh, là dấu ấn của thiên tài của Nguyễn Du.Do đó, UNESCO đã vinh danh Nguyễn Du là nhân vật văn hóa thế giới.

 Có những thiên tài bị mai một vì không đủ điều kiện để phát huy, tỷ như những người rất thông minh mà không được đi học. Nguyễn Du, trái lại, đã gặp những yếu tố cho phép kết tinh thiên tài bẩm sinh của mình. Thiên tài này được nuôi dưỡng nơi quê hương Hồng Lĩnh địa linh nhân kiệt sản xuất ra những người khoa bảng, đại thần; hình thành trong môi trường phong lưu tài hoa của gia tộc lúc ông còn trẻ và kết tinh lúc ông già giặn qua những thăng trầm cuả lịch sử và những cuộc bể dâu của gia tộc và của chính mình. Trong bài này, tôi xin điểm lại những yếu tố quan trọng đó.

1-Ảnh hưởng vùng miền quê quán:

Nguyễn Du sinh ra ở Thăng Long nhưng quê quán dòng tộc là ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh. Làng Tiên Điền nằm trên sông Lam, cách cửa biển 8 kms và cũng nằm trong dãi núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn đồi trong đó có chùa Hương Tích. Vùng này có nhiều cảnh đẹp và có nhiều nhân tài khoa bản, nhiều tiến sĩ; thành ngữ Việt Nam gọi là địa linh nhân kiệt. Ngoài gia tộc Nguyễn Du mà chúng ta sẽ nói đến nhiều trong đoạn sau, ta phải kể một số nhân vật trong vùng như trong gia tộc Nguyễn Huy (bên kia núi Hồng Lĩnh) Nguyễn Huy Tự, tác giả Truyện Hoa Tiên, con ông là Nguyễn Huy Hổ, tác giả Mai Đình mộng ký; trong gia tộc Phan Huy có Phan Huy Ích, đã có diễn nôm Chinh Phụ Ngâm, rồi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Hải thượng Lãn Ông Lê Đăng Trác…

Nghệ Tỉnh (Nghệ An và Hà Tỉnh) còn có điệu hát ví dậm dân gian nổi tiếng( được UNESCO công nhận năm 2014 là di sản phi vật thể của nhân loại). Thời thanh niên, Nguyễn Du đã sang làng Trường Lưu đi hát ví với các bạn trong gia đình Nguyễn Huy Tự (Nguyễn Huy Tự là rể của Nguyễn Khản, anh cả Nguyễn Du), do đó đã có sáng tác bài  ‘ Thay lời trai phường nón làng Tiên Điền đáp lại gái phường vải làng Trường Lưu’ và bài ‘ Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu’, sáng tác lúc Nguyễn Du ở khoảng 20 tuổi (theo Hoàng Xuân Hãn)

Mẹ của Nguyễn Du là người quê ở Bắc Ninh, giỏi ca hát quan họ, cũng có ảnh hưởng đến ông không nhỏ.

2- Ảnh hưởng của gia tộc:

Gia tộc Nguyễn Tiên Điền là một gia tộc lớn vào bậc nhất ở miền Bắc thời vua Lê chúa Trịnh.

-Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm đã làm đến chức Thượng Thư (như Thủ Tướng bây giờ) trong mấy mươi năm thời chúa Trịnh Sâm, vua Cảnh Hưng Lê Hiển Tông., nổi tiếng là một ông quan giỏi. Gia tộc có dinh thự nguy nga ở phường Bích Câu, Thăng Long và ở làng Tiên Điền, Hà Tỉnh. Ông có 8 người vợ, 21 con trong đó có 12 con trai, đều đỗ đạt. Mẹ Nguyễn Du là bà thứ ba. Tôi xin giới thiệu một vài người dưới đây, đồng thời phát họa niên biểu của Nguyễn Du.

-- Anh cả của Nguyễn Du là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, người tài hoa, giỏi văn thơ (ông có diễn nôm Chinh phụ ngâm), giỏi trang trí, giỏi nhạc, trong dinh không hề vắng tiếng đàn hát. Ông thường đặt các bài hát được truyền tụng ngay ra ngoài. Ông được chúa Trịnh Sâm rất yêu thương, đối đãi như bạn thân. Ông cũng là thầy dạy của Trịnh Tông, con cả của chúa Trịnh Sâm. Khi Trịnh Sâm nghe theo ái phi Đặng Thị Huệ (Bà Chúa Chè) bỏ con cả lập con thứ là Trịnh Cấn, chế độ đi vào con đường đấu đá nội bộ dẫn đến suy tàn. Khi Trịnh Cấn làm chúa, Nguyễn Khản bị bãi chức. Khi kiêu binh nổi dậy giết Huy Quận công là tướng lĩnh bảo vệ cho Trịnh Cấn và Đặng Thị Huệ, lập lại ngôi chúa cho Trịnh Tông , Nguyễn Khản trở lại làm Lại bộ Thượng thư, nắm quyền trong tay.

Đó là năm 1783, Nguyễn Du vừa đỗ Tú tài, được giử một chức quan võ. Nguyễn Khản lúc ấy giao cho các em binh quyền ở một số nơi;  Nguyễn Điều làm trấn thủ Sơn Tây, có Nguyễn Nể giúp, Nguyễn Nghi và Nguyễn Trứ ở Hưng Yên, Tại Thái Nguyên, có Nguyễn Quýnh và Nguyễn Du với sự trợ giúp đặc biệt của Cai Gia, một người gốc Hoa..

Năm 1784, Nguyễn Khản  muốn dẹp đám quân kiêu binh, nhưng làm không nổi, bị chúng truy đuổi, phải chạy lên Sơn Tây.Dinh thự ở phường Bích Câu bị kiêu binh đốt sạch!

Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc vởi danh nghĩa ‘phò Lê diệt Trịnh’, cưới Ngọc Hân công chúa, rồi trở vào Nam. Nguyễn Khản và Nguyễn Điều mất cũng trong năm 1786.

-Một người anh nữa có ảnh hưởng lớn đến đời sống của Nguyễn Du là Nguyễn Nể, anh cùng mẹ với Nguyễn Du. Ông đỗ cử nhân, làm quan ở Sơn Tây dưới quyền anh là Nguyễn Điều. Đến thơi Tây Sơn năm 1789, ông được giới thiệu và nhận làm quan để tiếp đón sứ thần Trung quốc rồi cùng đi trong đoàn đi sứ sang Tàu. Năm 1790, ông làm quan ở Thăng Long, xây cất lại phần nào dinh thự gia tộc ở phường Bích Câu. Chính lúc này, Nguyễn Du về lại Thăng Long, núp bóng anh Nguyễn Nể để dự một bửa tiệc của các tướng Tây sơn và nghe cô Cầm lộng lẫy hát; hai mươi năm sau, Nguyễn Du gặp lại cô này cũng trong một bửa tiệc nhưng cô này đã tiều tụy và Nguyễn Du làm bài thơ Long Thành Cầm giả ca để cảm thương.

Năm 1791, Nguyễn Quýnh về Tiên Điền khởi nghĩa chống Tây Sơn bị bắt giết, dinh thự gia tộc và cả làng Tiên Điền bị đốt sạch.

Năm 1793, Nguyễn Nể vào Phú Xuân nhậm chức mới, giử nhiều chức quan trọng. Nguyễn Du có ra thăm anh và được anh giao tiền và nhiệm vụ xây cất lại nhà cửa ở Tiên Điền (cùng với em là Nguyễn Ức). Năm 1795, Nguyễn Nể lại đi sứ sang Tàu, dự lễ vua Càn Long nhường ngôi cho con. Năm 1801, Nguyễn Ánh hạ thành Phú Xuân (Huế), thống nhất đất nước. Nguyễn Nể không bị bắt làm tù binh như nhiều người khác mà được Nguyễn Ánh mời gặp, ông làm tờ biểu dâng lên, Nguyễn Ánh thấy là người tài nên ban thưởng. Khi Gia Long ra Bắc năm 1802, ông đi cùng đoàn. Trên đường đi, Nguyễn Du đã mang thủ hạ, trâu bò đón vua.  Nguyễn Du được phong ngay làm tri huyện, ba tháng sau thăng tri phủ, đặc trách tiếp sứ sang phong vương cho Nguyễn Ánh. Nguyễn Nể đã được vua Gia Long đối đải tử tế nhưng không được sử dụng như Nguyễn Du và Nguyễn Ức. Ông không bị đánh đòn trước Văn Miếu như Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích và mấy nhà khoa bản  khác nữa. (Chủ tọa buổi ‘đánh đòn ‘ ấy là Đặng Trần Thường. Tương truyền trong buổi ấy, Đặng Trần Thường đã ra câu đối; ‘Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai’, Ngô Thời Nhậm đối lại ‘ Thế chiến quốc, thế Xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế’. Cũng tương truyền rằng, vì Đặng Trần Thường có hiềm khích trước với Ngô Thời Nhậm nên sai người tẩm thuốc độc vào gậy để đánh, Ngô Thời Nhậm về nhà thì mất).

3-Ảnh hưởng của thời cuộc loạn lạc

Cậu ấm Nguyễn Du tưởng như cầm chắc có cuộc đời êm ấm trong nhung lụa, nào ngờ đâu những biến động của thời cuộc làm cho ông phải trải qua những đợt thăng trầm, sống đời loạn lạc, thiếu thốn trong mười năm gió bụi, nhiều khi đau ốm mà không thuốc uống, cả đói mà không cơm ăn, Gia tộc ông vinh quang hiển đạt mà rồi dinh thự nguy nga bị đốt sạch ở Thăng Long cũng như ở Tiên Điền, anh em ly tán, người theo Tây Sơn, người chống lại bị giết đi, Ông thật sự thấm trong xương tủy những cuộc bể dâu và đã sống với ‘Những điều trông thấy mà đau đớn lòng’. Trong cuộc đời thăng trầm, Nguyễn Du đã gặp những người cùng khổ như ông lão đi ca hát suôt đêm để có được vài xu, bà mẹ ôm con đói rách, ca nữ về già tiều tụy… làm ông thông cảm sâu sắc với những nổi khổ trên đời.

4-Yếu tố nội tâm của Nguyễn Du:

Nguyễn Du là người có nội tâm dào dạt, có trái tim lớn nên cảm thông được sâu sắc với nỗi đau đớn của những kiếp người cùng khổ và những oan trái của cuộc đời., Trước khi được bộc lộ với Nàng Kiều, tình cảm này đã được thể hiện qua thơ chữ Hán : các bài thơ: Long Thành Cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh ký‘thương cho người hồng nhan bạc mệnh, hai bài Sở kiến hành và Thái bình mại ca giả nói lên niềm đau trước cảnh cùng khổ ở Trung quốc của người mẹ không có gì cho ba con nhỏ ăn hay của ông già cùng múa cùng hát suốt buổi tối để kiếm vài xu mua cơm ăn.Trái tim này cũng giúp ông thấy được rõ những đặc tính của những nhân vật khác nhau. Tiếng Pháp có câu : ‘On ne voit bien qu’avec son coeur’, Người ta chỉ nhìn rõ với trái tim. Đây là trường hợp của Nguyễn Du, Do đó, ông phát thảo được chính xác tính cách của nhân vật qua vài câu thơ súc tích.

 5-Ảnh hưởng của phong trào văn thơ Nôm đang bùng nổ:

Thời đại của Nguyễn Du là thời đại mà thơ văn chữ Nôm phát triển mạnh. Ba truyện dài bằng thơ khuyết danh tác giả là Truyện cổ Chúa Thao, Phạm Tải Ngọc Hoa (928 câu) và Phạm Công Cúc Hoa (4610 câu) đã được phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Ba truyện có cốt chuyện rất khác nhau nhưng có một điểm chung là nêu rõ ra tình yêu mãnh liệt của ba cô gái đài các đã yêu đắm đuối đến tương tư ba thanh niên có hoàn cảnh xã hội hoàn toàn không xứng đáng hay không thích hợp với mình. Dù vậy, ba nàng đã thuyết phục được gia đình vượt qua giáo lý phong kiến để tình yêu được chiến thắng. Tức nhiên triều đình lúc đó không thích sự loan tỏa của những truyện như thế.

Trước Truyện Kiều không bao lâu, có sự ra đời của hai tác phẩm lớn mà ngày nay học sinh vẫn học cùng với Truyện Kiều. Đó là Chinh phụ ngâm  và Cung oán ngâm khúc.

Chinh phụ ngâm được Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán vào khoảng 1745 và được nhiều người đương thời diễn ra chữ Nôm, trong đó có Đoàn Thị Điểm (1705-1748), Phan Huy Ích, Nguyễn Khản…

Cung oán ngâm khúc được Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) viết khoảng 1780.

Hai bản này đã nêu cao trình độ thơ truyện chữ Nôm. Có nhiều đoạn trong Truyện Kiều làm ta nhớ đến hai bản thơ trên, như:

Chia tay trong Chinh phụ ngâm:

Cùng trông  lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu,
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

Trong Truyện Kiều, đoạn Kiều và Thúc sinh chia tay:

Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Dặm hồng bụi cuốn chỉnh an,
Trong người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Trong Cung oán và Truyện Kiều, cũng có nhiều điểm tương đồng, nhu:

Trong Cung oán: Quyền họa phúc trời dành mất cả   

Trong Kiều: Cho hay muốn sự tại trời

Trong Cung oán:

Oán chi những khách tiêu phòng,
Mà xui phận bạc nằm trong má đào

Trong Kiều:

Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

 Ở đoạn trên, tôi cũng đã nói đến hai truyện bằng thơ : Hoa tiên và Mai đình mộng ký. Hoàng Xuân Hãn cho rằng hai quyển này và Truyện Kiều nên được liệt chung vào ‘Hồng sơn văn phái’ vì có nhiều âm hưởng tương tự.

 Năm 1792, Hoàng đế Quang Trung mất, thọ 40 tuổi. Bà vợ Lê Ngọc Hân đã viết Văn tế khóc vua Quang Trung, Ai tư vãn; đó là áng thơ vừa tỏ tình cảm sâu đậm, vừa là áng thơ hay, chải chuốt.

Bà chúa thơ Nôm, Hồ Xuan Hương,(năm sinh và năm mất không được định rõ) cũng là người đương thời với Nguyễn Du…

 Trong thời đại Nguyễn Du, ngoài những sang tác bằng thơ, còn có nhiều  sang tác băng văn chữ Nôm. Năm 1793, Phạm Đình Hổ viết Vũ Trung Tùy bút, cùng với Nguyễn Ân viết Tang thương ngẫu lục. ‘Văn phái Ngô thì ‘ viết Hoàng Lê nhất thống chí. Đay là một quyển lịch sử viết như một phóng sự hiện đại với đầy đủ chi tiết về thời suy tàn của chế độ vua Lê chúa Trinh, đọc hấp dẫn như những đoạn  hấp dẫn nhất của tiểu thuyết lịch sử Trung quốc như Tam quốc chẳng hạn. Ngoài tác phẩm sáng tác, thời này còn có nhiều tác phẩm  nghiên cứu như của Lê Quí Đôn: Vân đài loại ngữ (1774), Phủ biên tạp lục (1776), Kiến văn tiểu lục (1773); của Lê Hữu Trác (Hải thượng Lãn Ông): Lãn Ông Y tập (1784)

Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều trong môi trường rộn ràng sáng tác đó.

Tóm lại, thiên tài của Nguyễn Du, bộc lộ qua Truyện Kiều, đã được kết tinh qua nhiều giai đoạn. Viết Văn tế thập loại chúng sinh là một cuộc thử sức. Dù nói về những linh hồn người đã mất, nhưng Văn tế đã vẻ ra cảnh sống của họ một cách linh hoạt. Văn tế nói về một số loại người, Truyện Kiều nói nhiều hơn đến toàn xã hội.Nguyễn Du làm quan để sống gượng với xã hội mà cả tinh thần đã dồn hết cho Truyện Kiều.

Về tác giả tham luận : Ông Lâm Thành Mỹ là giáo sư đại học môn Vật liệu cao phân tử trường kỹ sư ENSAIT-Roubaix, cán bộ giảng dạy trong nhiều năm trường INSA Lyon ; Ủy viên và nguyên chủ tịch Chi hội Rhône (Lyon) Hội Người Việt Nam tại Pháp.

 

Les facteurs qui ont contribué à l'éclosion du génie de Nguyễn Du

Pr Lâm Thành Mỹ

Résumé: Le génie inné  de Nguyễn Du est nourri par plusieurs facteurs qui ont aidé le poète à enfanter et mettre au monde son chef d'oeuvre 'Histoire de Kiều'. Ces facteurs sont constitués par: l'origine géographique de l'auteur dans une région peuplée d'hommes célèbres, l'influence  de la famille ancrée dans l'aristocratie, les bouleversements extraordinaires de l'histoire, le développement très important de la littérature vietnamienne éditée en caractère Nôm et enfin la grande sensibilité du poète qui lui permet de saisir les vibrations émotionnelles les plus fines notamment devant les souffrances de la condition humaine, surtout la condition féminine.

    Les vietnamiens aiment Truyện Kiều à cause de la beauté littéraire du roman-poème (que nous nommons Truyện Kiều) mais aussi parce qu’ils voient leur image dans certains paragraphes de Truyện Kiều qui est en quelque sorte une encyclopédie des situations permettant l’illustration imagée des circonstances de la vie de tout un chacun. C’est en ce sens que Truyện Kiều n’est pas seulement une œuvre vietnamienne mais universelle. C’est pourquoi l’UNESCO a décidé de célébrer Nguyễn Du comme personnalité culturelle internationale.

Il ya des génies qui n’ont pas pu s’épanouir faute de conditions favorable, c’est le cas par exemple des personnes très intelligentes mais qui n’ont pas pu faire des études. Nguyen Du au contraire a rencontré des conditions qui ont permis l’éclosion de son génie propre. Ce dernier est nourri par la terre natale de la région Hồng Lĩnh, province de Hà Tỉnh, très riche en personnalites célèbres, lauréats des concours mandarinaux; s’est formé dans le cercle familial constitué d’hommes qui sont à la fois de pouvoir et de culture. Ce génie s’est ensuite cristallisé par le cours de l’histoire, les épreuves subies par la fratrie familiale et par lui-même. Dans ce texte, l’auteur va passer en revue ces facteurs importants.

Le facteur régional:

Nguyễn Du est né le 23 du 11è mois de l’année Ất Dậu 1765 pour le calendrier lunaire, soit pour le calendrier solaire le 03/01/1766 à Thăng Long (Hà Nội actuel) mais  l’implantation géographique de la famille se situe au village Tiên Điền, district Nghi Xuân, province de Hà Tỉnh. Ce village se trouve sur la rivière Lam, à 8 kms de la mer et aussi sur la chaine montagneuse de Hồng Lĩnh avec 99 collines dont l’une abrite la Pagode des Parfums (Chùa Hương). Les beaux sites ne manquent pas dans la région ainsi que des personnalites célèbres, grands lauréats des concours mandarinaux. Les vietnamiens considèrent que c’est une région bénie, peuplé d’hommes de talent. Il y a  la famille de Nguyễn Du dont nous parlerons amplement plus tard. Il faut citer ensuite la famille Nguyễn Huy au village Trường Lưu, de l’autre côté de la chaine Hồng Lĩnh, qui compte dans ses members Nguyễn Huy Tự, auteur du roman-poème Bích Câu Kỳ Ngộ, son fils Nguyen Huy Hổ, auteur d’un autre roman-poème Mai Đình Mộng Ký. Dans la famille Phan Huy, il y a Phan Huy Ích, grand mandarin, auteur d’une version en nôm de la Complaine  de la femme du combattant (Chinh phụ ngâm). Il faut nommer La sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, grand conseiller du roi Tây Sơn Quang Trung, Hải Thượng Lãn Ông Lê Đăng Trác, célèbre médecin.

Dán la région de Nghệ Tỉnh, composée de deux provinces Ngệ An et Hà Tỉnh, se perpétue la tradition des chants populaires ví dậm, reconnus en 2014 par l’UNESCO comme patrimoine immateriel de l’humanité. Nguyen Du a participle  a` ces chants en compagnie des members de la famille de Nguyen Huy Tự a` Trường Lưu (celui-ci est le gendre de Nguyễn Khản, frère aine’ de Nguyễn Du). C’est ainsi qu’il a compose’ le poème  ‘ Réponse des garçons de la corporation des chapeaux de Tiên Điền aux filles de la corporation de tissage de Trường Lưu et aussi ‘Oraison de leur vivant de deux filles de Trường Lưu’.

Enfin la mère de Nguyễn Du est originaire de Bắc Ninh. Elle possède l’art des chants populaires Quan Họ de cette région. Ceci a certainement une influence sur Nguyễn Du.

Le facteur familial:

La famille de Nguyễn Du, appelée celle des Nguyen de Tiên Điền, est certainement une des plus grandes familles sous le regime dit ‘ des rois Lê et des seigneurs Trịnh’.

-Le père de Nguyễn Du est Nguyễn Nghiễm; il est Premier minister sous le roi Canh Hung Le Hien Tong et le seigneur Trinh Sâm. Il est reputé comme bon administrateur. La famille possède des palais dans le quartier Bích Câu à Thăng Long (Hà Nội) et aussi au village Tiên Điền. Il a 8 femmes, 21 enfants dont 12 garçons, tous lauréats des concours. La mère de Nguyễn Du est la troisième femme. Il est à noter que Nguyễn Du est orphelin de père à 10 ans et de mère à 13 ans, d’où l’importance de ses frères. Nous allons présenter quelques uns des plus importants, ceci va permettre en même temps de placer des repères dans la vie de Nguyễn Du.

- Le frère aîné de Nguyễn Du est Nguyễn Khản, reçu docteur aux concours, homme de pouvoir et de culture. Dans sa demeure, résonnent toujours musique et chants. Les chants de sa composition se répandent dans toute la capitale dès qu’ils sont joués chez lui. Nguyễn Du habite chez son frère jusqu’à ses 18 ans. Nguyễn Khản est très aimé par le seigneur Trịnh Sâm qui le considère comme un ami. Il est aussi le précepteur de Trinh Tông, le fils aîné de Trinh Sâm. Quand Trịnh Sâm suit la demande sa favorite Đặng Thị Huệ et établit Trinh Cán (fils de Đặng Thị Huệ) comme successeur à la place de Trinh Tông, il s’en suit des luttes fratricides qui vont mener à la perte du régime. Avec l’accession de Trinh Cán au pouvoir, Nguyễn Khản tombe en disgrâce. La rébellion des ‘soldats arrogants’ va rétablir Trinh Tông comme seigneur. Nguyễn Khản revient comme premier ministre. C’est en 1783, Nguyễn Du vient d’être reçu bachelier. A ce moment, Nguyễn Khản confie à ses frères des postes de gouverneurs (militaries) d’un bon nombre de regions Nguyễn Điều à Sơn Tây, aidé par Nguyen Nể, Nguyễn Nghị et Nguyễn Tru à Hưng Yên, Nguyễn Quýnh à Thái Nguyên, aidé par Nguyễn Du et un conseiller special, Cai Gia, d’origine chinoise. En 1784, Nguyễn Khản veut mater ‘les soldats arrogants’ mais il échoue et doit aller se réfugier à Sơn Tây pour échapper à leur poursuite. Les palais de la famille à Bích Câu furent totalement incendiés.

En 1786, Nguyễn Huệ est arrivé au Nord avec ses troupes avec le slogan’ restaurer les rois Lê, anéantir les pouvoirs des seigneurs Trịnh., épouea la princesse Ngọc Hân puis rentre au Sud en laissant sur place son représentant Vũ Văn Nhậm. A Thai Nguyên, Nguyễn Quýnh, Nguyễn Du et Cai Gia sont capturés par Vũ Văn Nhậm qui, magnanime, les laisse partir où ils veulent. Nguyẽn Khản et Nguyẽn Điều sont morts la même année, de maladie.

Un autre frère de Nguyễn Du va maintenant entrer en scène, son destin aura des répercussions importantes sur la vie de Nguyễn Du. Ce frère, c’est Nguyễn Nể (    ) qui a la même mère que Nguyễn Du. Il est reçu licencié aux concours. Il est nommé à Sơn Tây sous les orders de son frère Nguyễn Điều. Certains lettrés le considerent comme le meilleur au pays. En 1789, il est présenté au roi Tây Sơn Nguyễn Huệ (qui vientt de battre à plate couture l’armée chinoise a Thăng Long). Nguyễn Nể accepte l’offre de service pour recevoir les envoyés de l’empereur de Chine, ensuite aller  en Chine  avec une forte délégation pour faire la paix avec la Chine et lui demander de reconnaître le roi Quang Trung. En 1790, il est mandarin du régime Tây Sơn à Thăng Long. Il y rebâtit la résidence familiale qui a été incendiée. C’est à ce moment que Nguyễn Du revient chez son frère. Dans l’ombre, il est témoin des fêtes des officiers Tây Sơn et a l’occasion d’écouter la splendide chanteuse Cầm qu’il retrouvera toute fanée 20 ans plus tard. Très touché par cette déchéance, il a composé le poème ‘Long Thành Cầm giả ca’ pour exprimer sa sollicitude vis à vis du destin des belles femmes, ce qu’il renouvellera avec l’histoire de Kiều.

En 1791, Nguyen Quýnh est revenu à Tiên Điền et y fomente une révolte contre les Tây Sơn. Il fut tué par ces derniers, tout le village est incendié, y compris les résidences de la famille de Nguyễn Du.

En 1792, le roi Quang Trung est mort, il a juste 40 ans. Le régime Tay Son va péricliter à partir de ce moment.

En 1793, Nguyễn Nể, toujours serviteur des Tây Sơn, occupe d’importantes fonctions a` Phú  Xuân (Huế). Nguyễn Du lui rend visite, reçoit de l’argent de la part de son frère avec la mission de rebâtir la résidence familiale à Tiên Điền (aidé par Nguyễn Ưc le frère architecte). En 1795, Nguyễn Nể fait partie de nouveau d’une délégation diplomatique pour représenter le jeune roi Tây Sơn à l’occasion de la cession du trône de l’empereur Càn Long à son fils.

Pendant ce temps, Nguyễn Du est à Tiên Điền, il va à la chasse, à la pêche.. et il compose  l‘Oraison funèbre pour les âmes errantes’ à la demande d’un bonze d’une pagode voisine. La legende raconte que Nguyễn Du met juste une nuit pour accomplir ce travail.

En 1801, Nguyễn Ánh abat les Tây Sơn, se rend maître dans tout le pays. Nguyễn Nể n’est pas fait prisonnier comme beaucoup d’autres letters ayant servi lé Tây Sơn; Nguyễn Ánh l’invite  à le rencontrer et à le suivre à Thăng Long. Sur le chemin, Nguyễn Du va à leur rencontre avec des serviteurs et des offrandes de nourriture. Il est tout de suite nommé sous-préfet, puis préfet trois mois après, ensuite investi de la mission de recevoir les envoyés de l’empereur de Chine qui apportent la certification attribuant à Nguyễn Ánh le titre de roi du Viet Nam. Nguyễn Nể est bien traité par Nguyễn Ánh qui toutefois ne lui attribute pas de fonction mandarinale comme pour Nguyễn Du  et Nguyễn Ức, nommé architecte des palais royaux à Huế. Nguyễn Nể est épargné de la punition infligée par Nguyen Ánh aux grands lettrés qui ont servi les Tây Sơn comme Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích … (Ces derniers sont condamnés à recevoir des coups de batons au Temple de la Littérature (Văn Miếu). Celui qui préside cette séance de punition est Dặng Trần Thường. On raconte que lors de la séance, Dặng Trần Thường a émis une sentence parallèle et demamde la réplique. Ngô Thời Nhiệm a répondu par une brillante composition. On raconte aussi que Đặng Trần Thường, à cause d’une animosité ancienne vis à vis de Ngô Thời Nhiệm, a fait tremper le bâton dans du poison. Ngô Thời Nhiệm est mort en rentrant chez lui.)

Influence des bouleversements politiques et sociétaux:

L'adolescent Nguyen Du, issu d'une grande famille de la Cour, pouvait s'attendre à une vie remplie de richesses et d'honneur. En fait, la chute du régime des rois Lê et des seigneurs Trinh l'a jeté dans la tourmente des dix années ' de vent et de ^poussières' comme il a appelé lui-même cette période où parfois il est malade sans être soigné, où il a faim sans avoir de quoi manger. L'imposant  patrimoine familial est réduit en cendres aussi bien à Thang Long qu'à Tiên Diên, la famille est dispersée et désunie, certains frères servent les Tây Son pendant que d'autres les combattent et sont tués. Il est profondément touché, 'ce qu'on voit laisse le coeur meurtri'. Touchant de près son malheur, côtoyant aussi le malheur des autres, il acquiert plus de sensibilité d'année en année.

Influence de la vie intérieure de NGUYEN DU:

Ce coeur sensible est capable de capter les vibrations émotionnelles les plus subtiles et permet une grande compassion avec les autres. C'est le cas avec le personnage de Kiêu. C'est le cas aussi dans plusieurs poèmes en sino-vietnamien (Ha'n). Les poèmes 'Long Thành Câm gia ca-La cithariste de Thang Long' et 'Doc Tiêu Thanh ky-Lecture de l'histoire de Tieu Thanh) sont des larmes versées par Nguyen Du sur les destins tragiques des femmes belles et talentueuses. Les poèmes 'So kiên' hành' et ' Thai' binh mai ca gia' expriment les douleurs devant les scènes d'une mère n'ayant rien à donner à manger à ses trois enfants et d'un vieux chanteur obligé de s'époumonner toute la soirée pour récolter quelques sousafin d'acheter son repas.

Ce coeur sensible permet aussi à Nguyen Du de percevoir l'essence du comportement des gens dans la vie quotidienne, comme dit l'expression française 'On ne voit bien qu'avec son coeur'. Cela lui permet de décrire finement de façon concise mais très juste les caractéristiques des personnages dans 'l'Histoire de Kieu'.

Développement du mouvement littéraire en caractère nôm:

Les précurseurs qui ont composé des poèmes en nôm sont Nguyễn Trải, Lê Thánh Tôn.

A l’époque de Nguyễn Du, le mouvement littéraire en caractère nôm se développe très fort. Trois romans en vers d’auteurs inconnus: L’Histoire ancienne de Chua’ Thao, Pham Tai Ngoc Hoa (928 vers) et Pham Cong Cuc Hoa (4610 vers) sont bien diffusés dans le public. Ces 3 romans racontent des histories bien différentes, mais ont néanmoins un point commun: ils montrent clairement l’amour passionnel de trois jeunes filles de la haute société pour trois garçons dont les conditions sociales ne correspondent pas aux leurs. Malgré cette difference, leur amour a oblige  la famille de dépasser les cadres sociaux traditionnels pour faire triompher l’amour. Le régime politique d’alors n’aime pas du tout la propagation de cette liberté d’aimer. Nous commencons à percevoir la liberté d’aimer de Kiều et Kim Trọng.

Peu de temps avant la diffusion de Truyện Kiều, il y a l’apparition de deux oeuvres importantes devenues des livres classiques enseignés de nos jours en classe comme Truyện Kiều, ce sont Chinh phụ ngâm et Cung oán ngâm khúc (Complainte d’une fille du harem).

 Originellement, Chinh phụ ngâm est composé en caractères sino-vietnamien (chữ hán) par Đặng Trần Côn (né vers 1710-1720 et mort vers 1745); à cause de la qualité de l’oeuvre, elle est transcrite en nôm par de nombreux auteurs dont Đoàn thị Điểm (1705-1748), Phan Huy Ich (1751-1822), Nguyễn Khản (frère de Nguyễn Du)

Cung oán ngâm khúc est écrit vers 1780 par Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798)

Ces deux oeuvres montrent le developpement à un niveau élevé de la poésie en nôm. Les accents bouddhistes de Cung Oán, l’invocation du Créateur tout puissant mais mysogine ont des ressemblances avec Truyện Kều. Les scènes de séparation entre époux sont décrits en des termes assez ressemblants entre Chinh phụ ngâm et Truyện Kiều.

Nous avons évoqué  plus haut les deux romans en vers  ‘Hoa tiên truyện’  et Mai đình mộng ký dont les auteurs sont de la famille Nguyen Huy qui ont des liens forts avec Nguyen Du. Il y a des ressemblances dans les vers de deux oeuvres avec Truyện Kiều.

En 1792, à la mort du roi Tây Sơn Quang Trung, son épouse Lê Ngọc Hân a composé une oraison funèbre et un poème en nôm pour exprimer son amour et ses douleurs. Le poème est à la fois très émouvant et très beau.

Hồ Xuân Hương (1772-1822?), nommée la reine de la poésie nôm est une contemporaine de Nguyễn Du. Ils sont amis et ont échangé des poèmes dans lesquels Hồ Xuân Hương montre beaucoup d’affection et d’attachement envers Nguyễn Du. Le talent de Hồ Xuân Hương doit pousser Nguyễn Du vers la recherche de la perfection pour être digne de l’estime de son amie.

Dans cette période, la production litteraire est abondante aussi en prose, mais écrite la plupart du temps en sino-vietnamien. Il faut citer ‘Hoàng Lê nhất thống chí’, Histoire de la fin de la dynastie des Lê dont l’auteur collectif est la famille Ngô thì dont la figure de proue est Ngô Thì Nhậm (ou Ngô Thời Nhiệm). C’est un roman historique écrit comme un reportage avec plein de détails vivants, aussi attrayant que les meilleurs romans historiques chinois , par exemple ‘L’histoire des trois royaumes (Tam Quốc). D’autres auteurs importants sont: Le Qui Don, Hai thuong Lãn Ông, Phạm Đình Hổ…

Nguyễn Du a enfanté Truyện Kiều dans cette ambiance littéraire effervescente.

En résumé, le génie de Nguyen Du révélé à travers le roman-poème 'L'histoire de Kiêu' a été enfanté au cours du temps. 'L'oraison pour les âmes errantes' marque une étape de sa création littéraire. Ce poème dont le sujet porte sur les morts décrit en fait les vivants mais seulement certaines catégories de vivants. 'L'histoire de Kiêu' traite de toute la société. Nguyen Du exerce son mandarinat pour composer avec son entourage mais il le fait sans enthousiasme. Il réserve toute son âme, tout son génie à son oeuvre enfanté pendant presque toute sa vie 'L'histoire de Kiêu'.

Sur l’auteur : M.Lâm Thành Mỹ est professeur des universités retraité en Matériaux polymères à l’ENSAIT-Roubaix, enseignant pendant de nombreuses années à l’INSA de Lyon ; membre du Comité exécutif et ancien Président de l’Union générale des Vietnamiens du Rhône.