Aller au contenu. | Aller à la navigation

Outils personnels

This is SunRain Plone Theme

Navigation

Vous êtes ici : Accueil / Articles / Journée NGUYỄN DU / L’oraison pour les âmes errantes

L’oraison pour les âmes errantes

Văn tế thập lọai chúng sinh

L’oraison pour les âmes errantes 

Dr Hélène Péras 

Résumé: L’oraison pour les âmes errantes, est moins universellement connue que le  Kim Vân Kiều,   grand poème emblématique si cher au cœur des Vietnamiens. C’est pourtant une œuvre majeure de Nguyễn Du.  A la fois poème et prière, ce texte inspiré, tout vibrant d’une foi bouddhique profonde , est aussi porteur d’une résonance spirituelle universelle. L’intense émotion poétique suscitée par sa lecture est à l’origine de cette tentative d’en proposer une nouvelle traduction  en français, essentiellement basée sur la version établie par le professeur Hoàng Xuân Hãn. Cette traduction, accompagnée d’une introduction et de notes, a été publiée en bilingue dans le N° 8 du Bulletin de la Nouvelle Association des Amis du Vieux Hué, en janvier 2004.

Des extraits seront lus en vietnamien et en français.

Je remercie Lâm Thành Mỹ de m’avoir fait l’honneur de m’inviter à partager avec vous quelques échos de cette traduction qui date déjà de plus de dix ans.

C’est avec beaucoup d’humilité que je me suis approchée de ce chef-d’œuvre. Mon expérience antérieure de découverte et de traduction de la poésie vietnamienne, celle de Hàn Mặc Tử, avait été vécue dans un sentiment de proximité, de fraternité avec ce jeune homme génial et si malheureux, presque mon contemporain. Ici, j’entendais une grande voix du passé, porteuse d’une tradition millénaire et dont la résonance se répercutait à travers les variantes des transcriptions du nôm en quốc  ngữ. Des érudits vietnamiens avaient déjà traduit le poème, l’avaient commenté. Etait-ce témérité de la part d’une Française qui n’est pas une spécialiste d’en proposer une nouvelle version ? Et pourtant l’émotion poétique intense que ce chant de compassion suscitait en moi, l’évidence de sa force et de sa portée universelle m’ont, en quelque sorte, intimé l’ordre d’essayer de transmettre ce que je recevais là.

J’ai travaillé essentiellement sur la version établie par le Professeur Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), publiée pour la première fois à Hà Nội en 1977 et dont une édition a paru en France en 2002, complétée de notes critiques par le Professeur Nghiêm Xuân Hải. C’est cette version que j’ai retenue pour la publication en bilingue, en 2004, dans le Bulletin N° 8 de la Nouvelle Association des Amis du Vieux Hué, à l’exception, toutefois, du 4e, du 163e et des deux derniers vers, pour lesquels j’ai choisi les variantes proposées dans le recueil des œuvres de Nguyễn Du édité par Văn Hoá Thông Tin en 2000.

Moins universellement connu que le Kim Vân Kiều, ce poème est pourtant une œuvre majeure. On sait que son attribution à Nguyễn Du a été discutée. S’il n’en était pas l’auteur quel poète de génie serait ainsi demeuré anonyme ?

L’œuvre est connue sous deux titres : Văn chiêu hồn, L’Appel des âmes, et Văn tế thập loại chúng sinh, Oraison pour les dix sortes d’âmes errantes. « Oraison » et non « Oraison funèbre », ce terme ayant, en français, le sens précis d’éloge et de déploration des défunts. Il existe quelques oraisons funèbres, au sens propre, dans la littérature vietnamienne de l’époque, dont certaines fort belles, mais le poème de Nguyễn Du n’entre pas dans ce cadre. C’est une prière, telles celles dont la lecture est traditionnelle dans les pagodes lors de la fête de Vu Lan Bồn, ce rituel d’origine taoïste (Trung Nguyên) repris par le bouddhisme et célébré à la Pleine Lune du septième mois lunaire. Il semble avoir été, initialement dédié aux ascendants puis avoir pris la signification plus large d’une intercession pour le salut des âmes que la mort brutale, l’absence de culte familial privent de tout secours.

Les superstitions populaires ont conféré aux âmes errantes un caractère parfois terrifiant. Ainsi sont-elles ressenties comme menaçantes pour le monde des vivants qui s’en protège par des offrandes, voire par des rites de magie conjuratoire. Cet aspect de terreur et de conjuration est totalement absent du grand poème de Nguyễn Du. Ce poème est tout entier animé, soulevé par un élan de charité, de compassion pour la souffrance des âmes en détresse, le malheur et la vanité de la condition humaine soumise à l’illusion. La foi bouddhique qui l’inspire s’exprime dans un chant pur où le plus haut lyrisme s’allie à une totale lucidité dans l’évocation, non dénuée de pittoresque, des dix catégories de destins funestes.

La musique parfaite de ce chant s’exprime dans la métrique choisie, celle du song thất lục bát (7-7 ;6-8), celle des grands poèmes élégiaques.

 Sans que rien ne  soit sacrifié de la précision descriptive, de l’atmosphère typiquement vietnamienne et de la spécificité de l’inspiration bouddhique, l’oraison s’achève par un élan de confiance absolue dans la miséricorde sans limites où se rejoignent les grandes traditions spirituelles. Pour ma part j’ai été profondément émue par la similitude de l’invitation généreuse à la rédemption et au partage des dons sur laquelle se termine le poème et la superbe homélie de Saint Jean Chrysostome qui est lue à la fin des matines de la Pâque orthodoxe : « La table est garnie, venez tous sans arrière-pensée, puisez tous aux richesses de la miséricorde…le pardon s’est levé du tombeau… ».

Pour ce partage, laissons maintenant parler le texte. Nous allons écouter les cinq strophes du début, celles qui, avec une admirable sobriété, nous font entrer dans la mélancolie du paysage et nous recueillir avec  les participants. Puis nous entendrons les deux fragments dans lesquels le poète dit toute sa tendresse compatissante pour la condition malheureuse des femmes, ensuite deux autres fragments qui expriment sa pitié pour les hommes qui font la guerre, les chefs anéantis par la défaite et les malheureux enrôlés. Nous serons enfin conviés, par les trois strophes finales,  à entrer dans la lumière de la rédemption.

Ces extraits seront lus d’abord en vietnamien par Kim Phát puis je les lirai en français.

 A propos de l’auteur : Mme Hélène Péras est médecin psychiatre retraitée et poète, elle a publié 3 recueils de poèmes. Elle parle le russe, lit le grec et le vietnamien. Elle a traduit Hàn Mặc Tử (Le Hameau des Roseaux, recueil de 60 poèmes, Ed : Arfuyen, 2001, réédité depuis). Elle habite à Grignan.

 

Văn tế thập lọai chúng sinh

Bác sĩ, nhà thơ Hélène Péras

Tóm tắt : Tác phẩm này không được nhiều người biết bằng Truyện Kiều, thiên trường thi biểu hiệu được người Việt Nam yêu quí,  nhưng cũng là một sản phẩm tầm cở của Nguyễn Du. Vừa là thơ, vừa là lời nguyện cầu, tác phẩm đầy linh cảm, đầy rung động của một tâm Phật sâu sắc này cũng mang tính cộng hưởng tâm linh đại đồng. Niềm xúc động mãnh liệt do thi phẩm gây ra là nguyên do của ý đồ đưa ra một bản dịch mới, chủ yếu dựa vào bản tiếng Việt do giáo sư Hoàng Xuân Hản hiệu đính. Bản dịch này, có kèm bài giới thiệu và bản ghi chú, đã được đăng bằng hai thứ tiếng trong tập san Bulletin de la Nouvelle Association des Amis du Vieux Huê', số 8, tháng giêng 2004.

Nhiều trích đoạn sẽ được đọc bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.

Về tác giả : Bà Hélène Péras là bác sĩ về tâm thần (đã nghỉ hưu), bà là thi sĩ, đã xuất bản ba tập thơ. Bà nói tiếng Nga, đọc tiếng Hy Lạp và Việt Nam. Bà đã dịch thơ Hàn Mặc Tử (Le Hameau des Roseaux, tuyển tập 60 bài thơ, nhà xuất bản Arfuyen, 2001, đã được tái bản). Bà cư ngụ tại Grignan.

Tôi cảm ơn Giáo sư  Lâm Thành Mỹ đã cho tôi vinh dự được mời tới đây để chia sẻ với quý vị và các bạn về một vài âm hưởng của bản dịch này, vốn đã được thực hiện cách đây hơn 10 năm.

Tôi đã tiếp cận với tuyệt phẩm này khi thấy mình còn kém cỏi. Kinh nghiệm bản thân tôi được đúc kết qua quá trình khám phá và dịch thơ  tiếng Việt, đó là tác phẩm của nhà thơ Hàn Mặc Tử, kinh nghiệm này được nuôi dưỡng bằng tình cảm gần gũi, thân thiết như anh em với nhà thơ trẻ tài hoa mà cũng rất đỗi bất hạnh này, sống gần trong thời của tôi. Từ nơi đây, tôi nghe thấy được một thiên tài của quá khứ, mang trong mình truyền thống ngàn năm, âm hưởng của nó vang lên qua những dị bản khác nhau của những bản phiên âm từ chữ nôm sang chữ quốc ngữ. Nhiều học giả Việt Nam đã từng dịch và bình luận về bài thơ này. Có quá liều lĩnh không, khi một phụ nữ Pháp vốn không chuyên sâu trong lĩnh vực này lại tự mình đề xuất một bản dịch mới ? Tuy nhiên, cảm xúc thơ ca dạt dào mà khúc ca bi ai này khơi gợi trong tôi cùng với sức mạnh vốn có và tầm ảnh hưởng sâu rộng của nó, dưới một góc độ nào đó, như đã truyền lệnh cho tôi phải cố gắng truyền tải những gì mình nhận được.

Tôi đã từng sử dụng chủ yếu bản dịch do Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) thực hiện và được xuất bản lần đầu ở Hà Nội vào năm 1977 cũng như đã được xuất bản tại Pháp năm 2002, có bổ sung các ghi chú xét duyệt của Giáo sư Nghiêm Xuân Hải. Tôi giữ lại bản dịch này để xuất bản song ngữ vào năm 2004, trong Bản số 8 của Tạp chí  Hiệp hội mới những người bạn của Huế xưa, tuy nhiên ngoại trừ các câu thơ thứ 4, thứ 163 và hai câu thơ cuối của bài thơ. Với những câu thơ này, tôi chọn các dị bản trong tuyển tập tác phẩm của Nguyễn Du do NXB Văn hoá thông tin ấn hành năm 2000.

Dù ít được biết đến hơn so với tác phẩm Kim Vân Kiều, nhưng bài thơ này là một tác phẩm lớn. Chúng ta biết rằng đã có tranh luận quanh việc Nguyễn Du có thật là tác giả hay không. Giả sử bài thơ không phải là của Nguyễn Du mà là sáng tác của một nhà thơ thiên tài nào khác thì tại sao họ mãi mãi trở thành vô danh ?

Tác phẩm được biết đến dưới hai nhan đề : Văn chiêu hồnVăn tế thập loại chúng sinh. Từ « Oraison » chứ không phải « Oraison funèbre », từ này trong tiếng Pháp mang nghĩa chính xác chỉ sự tán tụng và lòng xót thương người quá cố. Trong thời của Nguyễn Du, trong văn học Việt Nam cũng có một số bài văn tế người đã khuất theo đúng nghĩa đen, trong đó có một số bài rất hay song tác phẩm của Nguyễn Du không đi thuộc loại này. Đó là lời cầu nguyện, tựa như những lời vang lên theo truyền thống trong các ngôi chùa vào mùa lễ Vu Lan. Tục lệ này có nguồn gốc từ Đạo Lão (Trung Nguyên), sau được Đạo Phật kế thừa. Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Có vẻ như ban đầu, lễ nghi này được dành cho tổ tiên và sau thì mang nghĩa rộng hơn để chỉ lời nhắn giùm nhằm giải thoát các linh hồn không nơi nương tựa, qua đời đột ngột và không có thân nhân trên dương thế để thờ cúng.

Thói mê tín dị đoan trong dân gian đôi khi cũng gán cho các linh hồn lang thang một đặc điểm đáng sợ. Chính vì thế mà những linh hồn này bị xem như có khả năng đe dọa thế giới người sống. Thế giới này tự bảo vệ mình bằng những đồ thờ cúng, thậm chí là bằng những lễ nghi xua đuổi tà ma. Yếu tố gây nỗi khiếp sợ và xua tà ma hoàn toàn không có trong bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Du. Toàn bộ bài thơ trào dâng tình thương, lòng trắc ẩn đối với nỗi đau của những linh hồn khốn cùng, với sự bất hạnh và tính hư ảo của thân phận con người vốn bị ảo tưởng khuất phục. Đức tin vào Đạo Phật đã tạo nguồn cảm hứng cho thi nhân và niềm tin đó được thể hiện bằng một khúc ca trong sáng về mười loại cô hồn (thập loại chúng sinh), là nơi cảm hứng trữ tình mạnh mẽ nhất kết hợp với tất cả sự sáng suốt trong lời gọi hồn mà vẫn giử vẻ đẹp của nó.

Âm nhạc hoàn hảo trong bài văn tế được thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát, một thể thơ được nhiều nhà thơ lớn chuyên sáng tác những tác phẩm bi thương lựa chọn.

Không kể đến thủ pháp mô tả chính xác, bầu không khí tiêu biểu của đất nước Việt nam và nét đặc thù của cảm hứng Phật giáo, những yếu tố luôn hiện diện trong tác phẩm, bài văn tế kết thúc bằng niềm tin tuyệt đối vào lòng khoan dung vô bờ bến, là nơi giao hòa của những truyền thống tinh thần lớn lao. Bản thân tôi vô cùng xúc động khi bắt gặp điểm tương đồng giữa lời mời gọi hào hiệp hướng về sự cứu rỗi, về sự sẻ chia cơ may (les dons) mà trên tinh thần đó bài thơ khép lại với bài thuyết giáo tuyệt vời của Saint Jean Chrysostome, từng được đọc vào cuối mỗi buổi sáng trong lễ Phục sinh chính giáo : « Bàn ăn đầy ắp, tất cả mọi người hãy tới đây một cách vô tư, hãy nhận lấy lòng khoan dung tràn đầy,…sự thứ tha đã dâng trào từ mộ sâu… »

Dành cho sự chia sẻ này, giờ là lúc chúng ta hãy để tác phẩm lên tiếng. Chúng ta sẽ lắng nghe năm khổ thơ của phần đầu bài thơ. Với lối diễn đạt giản dị đến tuyệt vời, những khổ thơ này sẽ đưa chúng ta bước vào khung cảnh sầu muộn và khiến chúng ta tĩnh tâm với thính giả. Sau đó, chúng ta sẽ được nghe hai đoạn thơ trong đó nhà thơ nói một cách trìu mến về lòng xót thương đối với phận đời bất hạnh của phụ nữ, và tiếp theo là hai đoạn thơ khác thể hiện sự thương cảm của nhà thơ đối với những người đàn ông xông pha trận mạc, những tướng lĩnh thất trận bị vùi dập trong những số phận hẩm hiu, bất hạnh. Ba khổ thơ cuối cùng sẽ đưa người nghe bước vào ánh sáng của sự cứu rỗi.

Những đoạn trích này sẽ do Kim Phát trình bày bằng tiếng Việt và tôi sẽ đọc bằng tiếng Pháp.

(Bản dịch do Hùng Anh thực hiện)