Aller au contenu. | Aller à la navigation

Outils personnels

This is SunRain Plone Theme

Navigation

Vous êtes ici : Accueil / Actualités / Tặng học bổng và sách niên học 2016-2017

Tặng học bổng và sách niên học 2016-2017

Distribue les bourses et subventionne l’achat des livres de lecture pour l’année scolaire 2016-2017

Chi hội tặng học bổng và sách đọc thêm cho niên học 2016-2017.
Nhà xuất bản Kim Đồng hưởng ứng chương trình ‘ Cho học sinh mượn sách mang về nhà’.

 

Sáng ngày 15/8/2016, đại diện Chi hội đã có mặt trong buổi lễ tặng học bổng và sách đọc thêm cho học sinh, sinh viên trong niên học 2016-2017, với sự hiện diện của những vị thay mặt chính quyền, Phòng Giáo dục Đào tạo, Hội Khuyến học, giới truyền thông địa phương và một số phụ huynh học sinh.


Chi hội đã cố gắng giử số tiền tài trợ như năm trước, với tài chính thu được nhờ các đợt nem học bổng, tiền quyên góp cho quỷ học bổng, cộng thêm một khoản trong số tiền của bác cựu công binh Phạm Văn Tý để lại dành cho việc làm từ thiện ( tiền từ Chi hội thu được qua Lễ Tết năm nay phải dành cho việc ravalement, sơn phết phần ngoài chung cư nhà Hội quán do quyết định của đại hội của chung cư).

Ở quận Cái Răng, số học bổng vẫn là cho 2 sinh viên (mỗi suất 1,5 triệu đồng), 60 học sinh (mỗi suất 700 000 đồng) và số thư viện được tài trợ là 6 thư viện tiểu học (mỗi thư viện 2 triệu đồng).


Ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, số học sinh được học bổng là 50 và có 5 thư viện được tài trợ.


Em Lý Như Quỳnh, học sinh lớp 8B2, trường Trung học cơ sở Hưng Phú, thay mặt học sinh nhận học bổng ở Cái Răng phát biểu cám ơn Chi hội.

Đại diện Chi hội tranh thủ thời gian hỏi thăm gia cảnh của vài học sinh. Sau đây là vài hình ảnh:
-Em Nguyễn Thị Tú Nguyên, sinh năm 2003, học lớp 8A6, trường Trung học cơ sở Hưng Phú (quận Cái Răng): mất cha từ ngày 10/9/2015 trong một cảnh ngộ đau thương, cha chạy xe ôm, bị đánh bằng 2 chai bia và một cây dầu vuông (bị đánh đến gảy cây) vì bị nghi trộm bốp tiền của người đi xe khác. Người ta đền cho cha em 10 triệu, sau đó ông bị lao, bệnh, mất 5 năm sau. Nhà có 4 anh em, 3 gái, 1 trai, anh trai nghỉ học lúc cha bệnh. Mẹ em và cả nhà đi bán đậu phộng ở các quán cà phê ở cầu Quang Trung, kiếm được từ 50000 đến 100 000 đồng mỗi ngày. Em là học sinh khá.


Hỏi thăm em Nguyễn thị Tú Nguyên

- Em Thái thị Ngọc Mỹ, sinh năm 2002, học lớp 9A2, trường Trung học cơ sở Nam kỳ khởi nghĩa (Châu thành, Hậu Giang): Cha mẹ ly dị, mẹ đi làm ở Bình Dương, em ở với Ông Bà Ngoại. Em có người anh theo bên nội, đã nghỉ học, đi làm ở Bình Dương. Ông Ngoại bệnh phổi, Bà Ngoại bán rau ngoài chợ, mỗi ngày kiếm được vài chục đồng. Em lo đưa rước Bà Ngoại, lo cơm nước, giặc giủ, việc nhà cho Ông Bà Ngoại. Em là học sinh tiên tiến.

Về chương trình của Chi hội ‘ Cho học sinh mượn sách về nhà’, công việc đã vào nề nếp, cán bộ thư viện làm việc đều đặn, mỗi năm mỗi thư viện cho mượn vài chục ngàn lượt sách.

Vừa rồi, đại diện Chi hội có viết thư đến vài nhà xuất bản sách cho trẻ em, giới thiệu chương trình, kêu gọi nhà xuất bản tặng sách để chương trình được mở rộng. Nhà xuất bản Kim Đồng đã hưởng ứng và tặng cho hai đơn vị (Phòng Giáo dục Đào tạo quận Cái Răng-Thành phố Cần Thơ và huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) mỗi nơi 500 quyển sách (gồm 100 tựa sách, mỗi tựa 5 quyển, trị giá cho mỗi nơi là 5 triệu đồng). Đồng thời, đơn vị ‘ Phòng tiểu học Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hậu Giang’, nơi quản lý 32 học bổng và 5 thư viện của Hội Rhône-Mékong tài trợ cũng được tặng 500 quyển sách. Đại diện Chi hội đã đề nghị về sự phân phối sách được tặng như sau: phân nửa cho các thư viện đang hoạt động trong chương trình , tức 6 + 5 = 11 do Chi hội tài trợ và 5 do Club Rhône-Mékong tài trợ; phân nửa cho 6 thư viện mới ở Cái Răng, 5 ở Châu Thành Hậu Giang và 5 ở tỉnh Hậu Giang. Vậy số thư viện đang hoạt động trong chương trình ‘ Cho học sinh mượn sách về nhà’ gồm 6 +5 +5 =16 trong niên học 2015-2016 sẽ được nhân đôi, được 32 thư viện trong niên học 2016-2017. Năm rồi, chương trình đạt trên một trăm ngàn lượt sách mượn về nhà, hy vọng trên đà phát triển, chương trình sẽ tiến mạnh thêm lên. Nhà xuất bản Mỹ Thuật cũng có hứa tặng sách nhưng chưa thấy gởi.

Tóm lại, ta có thể thấy rằng hai việc tặng học bổng và tặng sách đọc thêm gắn liền với nhau; tặng học bổng là hành động cho hiện tại, tặng sách là nhằm kết quả về sau. Nhờ có học bổng, các người trách nhiệm tại chỗ cũng lo chăm sóc luôn chương trình cho mượn sách lúc ban đầu. Ngày nay, ai cũng nhận thấy hiệu quả tốt của việc cho mượn sách trong đó có hiệu quả nâng trình độ học sinh. Chương trình cho mượn sách đáng được đẩy mạnh thêm nữa.


L’UGVR distribue les bourses et subventionne l’achat des livres de lecture pour l’année scolaire 2016-2017.
La maison d’édition KIM ĐỒNG soutient notre programme de propagation de la lecture dans les campagnes.

 

Dans la matinée du15/8/2016, le représentant de l’UGVR est présent aux deux cérémonies de remise des bourses et des subventions aux bibliothèques pour l’année scolaire 2016-2017, d’abord dans le district de Cái Răng ( Ville de Cần Thơ) puis au district de Châu Thành (province de Hậu Giang), distant de 40 kms de Cái Răng. Sont également présents les autorités administratives locales, les responsables de l’Education et de la Formation, de l’Association pour l’encouragement aux études, des services de radio et télévision et un certain nombre de parents d’élèves.

L’UGVR s’est efforcé de maintenir les dons au même niveau que l’année précédente, grâce à l’argent récolté lors des campagnes de Nems-Bourses scolaires, aux dons à destination des bourses, plus une somme complémentaire provenant de l’argent laissé par M. Phạm Văn Tý (ex công binh, soldat ouvrier) lors de son décès, pour des œuvres sociales au Việt Nam ( le bénéfice du TẾT est réservé cette année aux frais de ravalement de façade du local décidé par l’Assemblée générale des copropriétaires).

Pour le district de Cái Răng, deux bourses sont attribuées à 2 étudiants ( à raison de 1,5 million de đồng chacun) et 60 élèves (700 000 đồng chacun) ; le nombre de bibliothèques aidées est de 6 ( 2 millions de đồng par bibliothèque). A Châu Thành, les bénéficiaires sont 50 élèves et 5 bibliothèques.

 

 
Distribution des bourses à Châu Thành.

L’ambiance des deux cérémonies est à la fois solennelle et fraternelle. Ont successivement pris la parole les représentants de l’UGVR, de l’administration, de l’Association pour l’encouragement aux études, des élèves et des bibliothécaires.

Tous ont souligné la valeur morale et matérielle des bourses ; l’efficacité de la campagne pour la lecture est aussi reconnue. Le représentant de l’UGVR a interrogé quelques élèves bénéficiaires sur leurs conditions de vie. Voici quelques exemples :

- Nguyễn Thị Tú Nguyên, née en 2003, élève en 8 A6 (équivalente à la classe de 4è en France) au collège de Hưng Phú (Cái Răng) : elle a perdu son père le 10/9/2015 dans des conditions particulièrement douloureuses ; celui-ci , conducteur de moto-taxi, a été battu à coup de bouteilles de bière et de bâton jusqu’à cassure du bâton parce qu’il a été soupçonné à tort d’avoir volé le porte-feuille d’un autre conducteur de moto. On lui a dédommagé 10 millions de đồng; il a été atteint de tuberculose après et est décédé au bout de 5 ans , laissant une femme, un fils et 3 filles. Le fils a abandonné les études pendant la maladie du père. Maintenant toute la famille vend des cacahouètes dans les cafés vers le pont Quang Trung de la ville de Cần Thơ et gagne de 50 000 à 100 000 đồng par jour pour vivre. Tú Nguyên est notée Assez bien pour ses résultats scolaires.

- Thái Thị Ngọc Mỹ, née en 2002, élève dans la classe 9A2 (équivalente à la 3è en France) au collège Nam kỳ khởi nghĩa ( Châu Thành-Hậu Giang) : Ses parents sont divorcés ; sa mère est allée travailler dans la province de Bình Dương ; elle vit avec ses grands-parents maternels. Elle a un frère qui a rejoint la famille paternelle mais qui est maintenant allé travailler à Bình Dương aussi. Son grand-père maternel souffre de pneumonie ; sa grand-mère maternelle vend des légumes au marché, gagnant quelques dizaines de milliers de đồng par jour. Elle l’amène au marché et la ramène au retour ; elle s’occupe des repas et du ménage pour ses grands-parents. Elle est notée élève en progrès.


Thái Thị Ngọc Mỹ

Quant au programme de ‘prêt de livres aux écoliers’ que l’UGVR a commencé il y a 10 ans, il fonctionne de façon très convenable maintenant (Le Club Rhône-Mékong a suivi ce modèle depuis 2 ans). Rappelons que le but est de faire prêter les livres dans les bibliothèques subventionnées pour que les élèves puissent les emporter à la maison, contribuant ainsi de propager l’habitude de la lecture, ce qui manque encore au Viet Nam, notamment dans le delta du Mékong. Grâce à notre programme, chaque bibliothèque subventionnée enregistre chaque année de plusieurs milliers à plusieurs dizaines de milliers de prêts .


Les bibliothécaires de Châu Thành

Très récemment, le représentant de l’UGVR (qui est aussi représentant de Rhône-Mékong dans son programme de bourses et de dons de livres dans la province de Hậu Giang) a écrit à un certain nombre de maisons d’édition de livres pour enfants afin de présenter nos actions et demander leur soutien par des dons de livres pour élargir la zone bénéficiaire. La maison d’édition Kim Đồng a répondu favorablement et a offert à nos deux terrains d’action, à savoir les Bureaux d’Education et de Formation de Cái Răng et de Châu Thành-Hậu Giang, 500 livres pour chaque bureau (avec 100 titres et 5 exemplaires par titre, coût total 5 millions de đồng par bureau). En même temps, le Bureau des écoles primaires du Département d’Education et de Formation de la province de Hậu Giang, qui gère les 32 bourses Rhône-Mékong et 5 bibliothèques subventionnées, a aussi bénéficié du don de 500 livres . Nous avons proposé une répartition de ces livres comme suit : la moitié pour les bibliothèques actuellement subventionnées, la moitié pour le même nombre de bibliothèques nouvellement appelées à travailler pour notre programme de prêt de livres . Pour l’année scolaire 2015-2016, le nombre de bibliothèques travaillant pour ce programme est de 6 + 5 subventionnés par l’UGVR et 5 par Rhône-Mékong, soit en tout 16 bibliothèques. Pour l’année scolaire 2016-2017, ce nombre est donc doublé et passe à 32 bibliothèques.
L’année passée, le nombre de prêts a déjà atteint plusieurs centaines de milliers, nous espérons une augmentation considérable pour l’année prochaine. La maison d’édition Mỹ Thuật a aussi promis une aide qui n’est pas encore attribuée.

En somme, les programmes de dons de bourses et de livres pour la lecture sont liés, le premier permet une action immédiate, le second permet une action de fond. Grâce au premier, les autorités ont d’abord contribué à veiller au bon fonctionnement du deuxième. Maintenant que ce fonctionnement est en marche, tout le monde constate ses effets bénéfiques sur le niveau des élèves. L’action conjointe de l’UGVR et de Rhône-Mékong permet aussi d’augmenter l’efficacité. Il faut continuer et intensifier notre programme.

 

Lâm Thành Mỹ