Aller au contenu. | Aller à la navigation

Outils personnels

This is SunRain Plone Theme

Navigation

Vous êtes ici : Accueil / Articles / Journée NGUYỄN DU / TIỂU SỬ NGUYỄN DU QUA NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI

TIỂU SỬ NGUYỄN DU QUA NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI

Nouvelles découvertes sur la biographie de NGUYỄN DU

Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào ?

         Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không phải lúc đi sứ năm 1813 mà có từ năm 1790 tại Hàng Châu. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ năm 1789-1790 Nguyễn Nễ, anh Nguyễn Du làm Phó Sứ sang xin phong vương cho Vua Quang Trung, đã mang về tặng em. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn có nói với tôi rằng Nguyễn Du viết trước khi ra làm quan năm 1802, vì sau đó công việc quan bận rộn Nguyễn Du không có thì giờ để diễn ca Kim Vân Kiều truyện được. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã tiên đoán Nguyễn Du viết Truyện Kiều rất sớm,  tứ năm 24 tuổi.

         Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn sau 10 năm nghiên cứu các chữ húy trong 8 văn bản cổ nhất Truyện Kiều, dò đọc hơn 30 000 câu thơ, đã đi đến kết luận : Các văn bản đều tránh chữ húy đời Lê-Trịnh, chứng tỏ, Truyện Kiều không viết vào đời  Nguyễn Gia Long, mà viết sớm hơn vào thời Lê Trịnh. Tôi có dịp gặp gỡ và quen biết từ những năm 1980 khi Giáo sư và phu nhân  sang Paris dạy tại  Khoa Việt Học. Trường Ngôn Ngữ Đông Phương. Viện Đại Học Paris VII . Những ngày cuối đời của Giáo sư qua địa chỉ internet : ngtaican@mtu-net-ru, và địa chỉ nhà riêng tại Moscou tôi thông báo với Giáo sư các khám phá của tôi khi nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du : tôi đã tìm ra cuộc đời ba năm giang hồ của Nguyễn Du tại Trung Quốc (1797-1790), trong 10 năm gió bụi (1786-1796) mối tình với Hồ Xuân Hương, khi nghiên cứu các địa danh, hoàn cảnh lịch sử, phong cảnh mô tả trong thơ và đi du lịch Trung Quốc theo dấu chân cuộc hành trình này. Giáo sư lấy làm mừng rỡ khi nhận được quà tặng các tác phẩm của tôi, và Giáo sư cho biết Giáo sư đã bị phong thấp liệt nửa người rồi nhưng cũng ráng viết cho tôi vì thú vị quá.  Nhất là chuyện Nguyễn Du hẹn với Nguyễn Đại Lang gặp lại tại Trung Châu, là Hàng Châu : Miếu Nhạc Phi, ở cạnh Tây Hồ,  nơi đây Nguyễn Du đã ở lâu chờ đợi nên làm 5 bài thơ, đối diện miếu Nhạc Phi có con đê Tư (Su) băng qua một góc hồ là chùa Hổ Pháo, nơi Từ Hải từng tu hành. Có thể nhà sư Chí Hiên (Nguyễn Du) đã trú nơi đây, nơi đây Nguyễn Du đã nghe chuyện Từ Hải và có được Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân viết từ đời Khang Hy, được khắc in vào đời Càn Long, đang được bán và nổi tiếng tại Hàng Châu năm 1790. Sau khi gặp Nguyễn Đại Lang, Nguyễn Du được chu cấp nên đi Yên Kinh với xe song mã và trở về đến Hoàng Châu Hà Bắc thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ bộ Tây Sơn trên đường đi Nhiệt Hà, nơi nghĩ mát Vua Càn Long. Đoàn Nguyễn Tuấn có hai bài thơ ghi lại cuộc gặp gỡ này : « Đến Hoàng Châu vừa vặn gặp người bạn văn chương họ Nguyễn từ Yên Kinh trở về bèn phóng bút làm thơ tặng ». Bài thơ có câu : Giải cấu văn nhân sách chỉ đàm (Gặp gỡ nhà văn tìm thấy đề tài sách để nói chuyện) và trên đường đi sứ Đoàn Nguyễn Tuấn có bài thơ Vô Đề có câu : Hồng nhan tự cổ đa tăng mệnh (Má hồng từ xưa thường bị số mệnh ghen ghét). Nhà văn họ Nguyễn là ai ? và đề tài sách gì ám ảnh Đoàn Nguyễn Tuấn phải viết  một bài thơ về chuyện hồng nhan ? Người bạn văn chương họ Nguyễn ấy chính là Nguyễn Du.

         Tìm ra nhân vật Nguyễn Đại Lang trong Thanh Hiên Thi tập, tức Nguyễn Đăng Tiến, nguyên quyền trấn thủ Thái Nguyên, thay quan Tham Tụng Nguyễn Khản, Đăng Tiến  tước Quản Vũ Hầu theo  Lê Quý Kỷ sự của Nguyễn Thu, tức Cai Gia tay giặc già trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Cai Già trong Lịch Triều Tạp kỷ của Ngô Cao Lãng. Đến các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập tả cảnh núi non, tuyết, bốn mùa, trưởng giả còn ăn mặc theo nhà Hán, không theo lịch nhà Tân ở Vân Nam, cảnh rừng liễu cao ở Liễu Châu, cảnh Cao sơn lưu thủy ở Quế Lâm. Chia tay Nguyễn Đại Lang, Nguyễn Du cho biết sẽ đi theo sông Giang Hán đến Trường An, và hẹn gặp lại ở Trung Châu. Các bản dịch đều chú thích Trung Châu là Hà Nội và bỏ mất chữ Hán : Tôi sang sông Hán đây, thành Tôi sẽ sang sông đây. Không ai gọi Trung Châu là Hà Nội bao giờ, Trung Châu là vùng lòng đỏ trứng gà Hoa Hạ, các kinh đô lớn giữa Trung Quốc.

           Bằng một con đường khác tôi đã chứng minh  công trình của Gs Nguyễn Tài Cẩn hoàn toàn đúng, và Giáo sư rất vui khi nhắm mắt lìa đời.  Nguyễn Du có văn bản Truyện Kiều từ năm 1790 tại Hàng Châu.

Ngày sinh và năm sinh Nguyễn Du và cha mẹ

         Theo gia phả Nguyễn Du sinh ngày 23-11 năm Ất Dậu, âm lịch, tính ra dương lịch là ngày 3 tháng giêng 1766 mới đúng. Các tài liệu cũ đều lầm lẫn khi viết Nguyễn Du sinh năm 1765. Thân phụ Nguyễn Du là quan Tư Đồ Nguyễn Nghiễm, (Chức vụ  Tham Tụng tương đương Thủ  Tướng Chính phủ ngày nay.)  Mẹ Nguyễn Du bà Trần Thị Tần vợ thứ ba, trong 8 bà vợ cụ Nguyễn Nghiễm, phong tục ngày xưa vợ cả  bà Đặng Thị Dương do cha mẹ cưới để làm dâu, vợ thứ hai do bà cả cưới cho chồng, làm bạn cho mình,   bà Đặng Thị Thuyết em gái bà Dương, sinh Nguyễn Điều mất sớm, Nguyễn Điều được bà cả nuôi dưỡng. Hai bà đầu cai quản gia trang ở Tiên Điền. Các con theo cha học tập.  Bà ba chính là người do quan Tư Đồ tự chọn cho mình, con ông Trần Ôn, dòng dõi Tiến sĩ Trần Phi Chiêu, làng Hoa Thiều, Bắc Ninh, giữ chức Câu kế quản lý sổ sách gia đình. Bà Tần được theo cụ Nguyễn Nghiễm thương yêu nhất cho theo đi trấn nhậm các nơi và bằng chứng là bà có con đông nhất, 5 người con. Với vị thế là người được chồng thương yêu nhất và có cha là quản gia, mẹ Nguyễn Du là người có thế lực trong gia đình.  Điều này bác bỏ quan điểm cho rằng mẹ Nguyễn Du thân phận lẽ mọn thấp kém trong gia đình.

Bút hiệu  của Nguyễn Du

         Nguyễn Du có bút hiệu là Thanh Hiên, điều này rõ ràng trong Thanh Hiên thi tập. Thanh lấy từ chữ Thanh Liên bút hiệu thi hào Lý Bạch ghép với chữ Hiên  gia đình thường dùng : Cụ Nguyễn Nghiễm bút hiệu Nghị Hiên, anh Nguyễn Nể bút hiệu  Quế Hiên, cháu Nguyễn Thiện bút hiệu Thích Hiên.

Nguyễn Hành trong bài Đi Săn có nhắc đến danh hiệu Phi Tử.  Phi Tử là người thời Chu Hiếu Vương thời Xuân Thu Chiến Quốc, dâng ngựa cho vua nhà Chu được phong chức Phụ Dung (nước phụ chư hầu). Sự kiện này trùng hợp với Nguyễn Du, khi vua Gia Long ra Bắc năm 1802, từ Quỳnh Hải đã dẫn thủ hạ, học trò và tráng đinh đến dâng ngựa và lương thực cho vua Gia Long được phong chức Tri huyện Phù Dung, trấn Sơn Nam, nơi gặp gỡ,  cho nên Nguyễn Du được gọi là Phi Tử.

Từ khi tìm ra Lưu Hương Ký thơ Hồ Xuân Hương có chép hai bài thơ Chí Hiên tặng.  Suy diễn từ tình cảm oán trách trong bài, tôi cho rằng đó là thơ Nguyễn Du, oán trách Hồ Xuân Hương đi lấy chồng Thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, khi Nguyễn Du bị tù tại Hồng Lĩnh năm 1796. Tôi cho rằng đó là bút hiệu Nguyễn Du dùng trước khi đổi thành bút hiệu Thanh Hiên. Cuối năm 1787 Nguyễn Du sang Vân Nam bị bệnh ba tháng  xuân, sau đó Nguyễn Du xuất gia thành nhà sư Chí Hiên, để đi giang hồ đến Trường An và hẹn gặp lại Nguyễn Đại Lang tại Trung Châu. Thành nhà sư đi nhờ các thuyền buôn không mất tiền, đêm trú lại một ngôi chùa trên đường đi tụng Kinh Kim Cương làm công quả, ăn ngủ tại các chùa trên đường đi. Chí là danh hiệu Chí Thiện Thiền Sư Chưởng môn Thiếu Lâm Tự thời vua Càn Long, được người đương thời kính phục, đề tài của nhiều bộ tiểu thuyết. Nhà sư giỏi võ vác thanh trường kiếm trên vai, được các thuyền buôn tin tưởng và có thể nhờ làm lễ cầu phúc cầu may buôn bán  tốt lành. Với phương tiện này Nguyễn Du có thể đi Giang Bắc Giang Nam cái túi không, Muôn dậm mũ vàng chiều nắng xế, (đi gần 5000 km) và Tụng Kinh Kim Cương nghìn lượt (1000 : 365 ngày= khoảng 3 năm).

         Tố Như chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong bài Độc Tiểu Thanh Ký. Tố Như nghĩa là gì ? Có điển tích nào không ? Tại sao bài thơ nằm cuối Thanh Hiên Thi tập cùng thời điểm với lúc Nguyễn Du làm tri phủ Thường Tín năm 1803-1804. Tại sao Hồ Xuân Hương có bài thơ Chơi Tây Hồ nhớ bạn, ý tứ trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký, sau khi bỏ Tổng Cóc trở về làng Nghi Tàm.

Hiểu Tố Như là Nguyễn Du thì câu thơ Bách tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố  Như, trở thành vô lý. Tại sao Nguyễn Du phải đòi hỏi ba trăm năm lẽ có người khóc mình ? Tại sao không ngàn năm,  điều này ngược lại với thái độ không cần danh lợi  ở các bài thơ Đi săn tại Hồng Lĩnh, tại sao Nguyễn Du là 38 tuổi, làm quan chưa lâu  mà sánh mình với một cô gái 18 tuổi lấy lẽ và bị vợ cả ghen mà buồn và chết ? Nam nhi ngày xưa chẳng ai sánh mình với nữ nhi ? 6 câu đầu nói về nàng Tiểu Thanh, bổng nhiên câu cuối hỏi vớ vẫn ai khóc mình là lạc đề ?  Nguyễn Du không thể làm thơ lạc đề như thế.

Hiểu tố như : theo tự điển Thiều Chửu : Tố là người phẩm hạnh cao quý, như là như thế, như vậy. Tố như là người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh. Đáp ứng được với thời điểm lúc Nguyễn Du làm tri phủ Thường Tín vợ mất,  tìm về Cổ Nguyệt Đường thăm chốn xưa, thì Hồ Xuân Hương đang lấy lẽ  Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà, nàng đang đau ốm thân phận như nàng Tiểu Thanh. Xúc động Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh Ký, xót thương nàng : Ba trăm năm lẽ nữa ai khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh. Hồ Xuân Hương nhận được thơ, dứt tình với Tổng Cóc : Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.  Dù anh có cho tôi nghìn vàng tôi cũng không trở lại với anh nữa như cóc bị bôi vôi (đi mất biệt tăm). Trở về Nghi Tàm Hồ Xuân Hương viết bài Chơi Tây. Hồ nhớ bạn : Tây Hồ vườn cảnh đã như xưa ; Người đồng châu ấy có bao giờ ; Nhật Tân đê vỡ nhưng còn lối, Trấn Quốc rêu phong vẫn ngấn thơ. Nọ vực trâu  vàng trăng lạt bóng. Kìa non phượng đất khói tuôn mờ. Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy, So dạ hoài nhân dễ chưa vừa.  Tình cảm bài thơ hoàn toàn phù hợp với mối tình ba năm với Nguyễn Du và trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký. Nguyên do sai lầm do những người chép văn bản cho Trường Viễn Đông Bác Cổ thêm vào. Ngày xưa anh em chỉ gọi nhau là gia huynh, gia đệ : Nguyễn Du viết bài Ức gia huynh, nhớ anh Nguyễn Nể, và Ngô gia đệ cựu ca cơ cho người hát cũ của em Nguyễn Ức. Thơ Nguyễn Nể viết cho Nguyễn Du lại có những cái tựa kỳ dị : Hoài Thanh Hiên Tố Như đệ ? Không ai viết hai danh hiệu cùng một lúc ?

Nguyễn Du đại diện binh quyền cho anh Nguyễn Khản tại Thái Nguyên

         Nguyễn Khản năm 1783, khi Trịnh Tông lên ngôi chúa, rời nhà giam trở thành Thượng Thư Bộ Lại hành Tham Tụng (Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Thủ Tướng) kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa.

Nguyễn Du vừa đậu Tam Trường trường thi Sơn Nam, Nguyễn Khản đã phong em làm Chánh Thủ Hiệu Quân Hùng Hậu Hiệu, chỉ huy đội quân hùng hậu nhất Thái Nguyên, cùng Nguyễn Quýnh  chức Trấn Tả Đội, đội quân quan trọng khác. Quyền Trấn Thủ Thái Nguyên là Nguyễn Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu, tức Cai Già, Cai Gia, Nguyễn Đại Lang.  Vốn là tay « giặc già » Trung Quốc, gốc người Việt Đông sang tị nạn tại Việt Nam, được Nguyễn Khản dùng dạy võ cho các em. Thái Nguyên là nơi có nhiều người Trung Quốc sang khai thác mỏ bạc, dân giang hồ tứ chiến, việc gửi Cai Gia lên trấn Thái Nguyên là một việc hợp lý. Nguyễn Đại Lang có kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Du, vì lớn tuổi hơn cả Nguyễn Khản (hơn Nguyễn Du 31 tuổi) nên Nguyễn Du gọi là anh Cả : Nguyễn Đại Lang. Sinh tử giao tình tại, Tồn vong cùng khổ khi. Hai người từng bị tù, cùng khổ khi bị tuớng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm bắt và cùng được tha (bài Biệt Nguyễn Đại Lang). Nguyễn Du đã lấy quê Nguyễn Đại Lang thay cho quê Hấp Huyện,  An Huy của Từ Hải : Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

Điều này bác bỏ gia phả viết : Nguyễn Du được tập ấm chức quan nhỏ cha nuôi họ Hà. Và Nguyễn Du có vợ  trong thời gian này ở Quỳnh Hải. Anh Nguyễn Khản người nuôi nấng Nguyễn Du bị tù tội suýt bị giết năm 1780 vụ án Trịnh Tông, ra khỏi tù phải đương đầu với kiêu binh, thì còn lòng dạ nào lo cưới vợ cho Nguyễn Du ? Khi anh Nguyễn Khản bị tù, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền học với chú Nguyễn Trọng.

Người đi theo vua Gia Long ra Bắc không phải là Nguyễn Du mà là Nguyễn Nể

         Nguyễn Nể  đang làm Trung Thư Lĩnh, chức vụ tương đương với Trần Văn Kỷ,  kiêm chỉ huy xây Phượng Hoàng Trung Đô, cùng Trấn Thủ Nguyễn Văn Thận và Trần Quang Diệu, thì được lệnh vua Cảnh Thịnh đem cụ Nguyễn Thiếp về triều. Đến nơi  thì Vua Gia Long chiếm Phú Xuân, không theo kịp Cảnh Thịnh chạy ra Bắc. Cả hai đều được  Gia Long triệu đến. Gia Long tha chết cả hai, cho Nguyễn Thiếp về quê quán và dùng Nguyễn Nể để hỏi các nghi lễ  đi sứ xin phong vương  sang nhà Thanh, nên đem Nguyễn Nể theo ra Bắc.

Lúc này Nguyễn Du không ở Hồng Lĩnh mà ở Quỳnh Hải, các bài thơ viết tại Quỳnh Hải, Nguyễn Du đều nói mình ba chục tuổi. Khi vua Gia Long ra Bắc ; từ Quỳnh Hải, Nguyễn Du đem học trò, thủ hạ dâng ngựa, lương thực  đi đến  trấn Sơn Nam, huyện Phù Dung thì gặp vua Gia Long vua phong ngay làm tri huyện nơi này.

Chi tiết này bác bỏ gia phả viết: Nguyễn Du từ  Hà Tĩnh  dẫn thủ hạ dân sớ, và lương thực cho vua Gia Long, và được đem ra Bắc phong cho làm Tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam.

Một phần Bắc Hành tạp lục và Thanh Hiên thi tập được viết ở Trung Quốc trong thời đi giang hồ.

Trong Thanh Hiên thi tập nhiều bài thơ Nguyễn Du đã viết tại Vân Nam, Liễu Châu, Quế Lâm. : Sơn cư mạn hứng, U cư, Mạn hứng,, Xuân Dạ, Lưu biệt Nguyễn Đại Lang, Biệt Nguyễn Đại Lang, Tống Nguyẽn Sĩ Hữu Nam qui.

Trong Bắc Hành Tạp lục nhiều bài, gần phân nửa, đã được viết năm 1788-1790, 23 năm trước khi đi sứ.

-Các bài thơ làm ở Trường An, Hàng Châu không nằm trên đường đi sứ năm 1813 : Bùi Tấn Công mộ, Dương Phi cô lý. Phân Kinh Thạch Đài.  5 bài thơ viết ở Miếu Nhạc Phi.

- Các bài thơ Nguyễn Du đi một mình, cô đơn trên chiếc thuyền nhỏ như chiếc lá. Khi đi sứ Nguyễn Du đi với đoàn 27 người, với đồ cống phẩm hàng trăm rương hòm : vàng, bạc, ngà voi, sừng tê, quế, yến, lụa,  gấm. Một vị tướng Trung Quốc chỉ huy đưa đón,  đi từ Mạc Phủ Nam Quan đến Bắc Kinh và trở về. Tại các địa phương hàng trăm, có nơi hàng ngàn lính hộ tống. Đường xa Trung Quốc thường hay có giặc cướp như kiểu  Hoàng Sào, Lương Sơn Bạc, các vùng thường mất mùa đói khó, loạn lạc nổi lên. Quan lại địa phương không thể để cống phầm rơi vào tay cướp, có thể bị triều đình trừng phạt. Thuyền đi cả đoàn hộ tống, các trạm đèn đuốc sáng rực cả trăng sao. Các địa phương cổng chào, bàn hương án, trống đánh, đốt pháo, bắn súng,  ca nhi múa hát, tiệc quan tiếp đón. Nguyễn Du không thể tả cảnh mình « một mình, một ngựa » cô đơn đi sứ được ? Các bài Chu hành tức sự,  Sơn Đường  dạ bạc,  Thương Ngô mộ vũ,  Thương Ngô trúc chi ca, Vọng Tương Sơn Tự, Bất tiến hành, Tương Âm dạ… có những chi tiết cho thấy Nguyễn Du viết lúc đi giang hồ.

-Các bài thơ làm thời Tây Sơn, có nói đến gió Tây, nói đến tình cảm chống Tây Sơn :  Phản Chiêu hồn, Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, Đăng Nhạc Dương lâu., Nhiếp Khẩu đạo Trung,Tín Dương tức sự, Hoàng Hà trở lao.Trở binh hành. Biện giả. Sơ thu cảm hứng. Các bài này viết lúc đi giang hồ thời Tây Sơn. Tây phong biến dị hương, Gió Tây làm rung động đất khách. Trận đánh Tây Sơn Tôn Sĩ Nghị đại bại làm rung động đât khách Trung Quốc (Tín Dương tức sự).

-Các bài thơ liên hệ chính sự chống nhà Thanh : Bài Quế Lâm Cù các bộ.  Quan Chánh sứ Nguyễn Du không thể thăm lăng mộ giặc tàn nhà Minh, chống lại nhà Thanh. Bài thơ này viết lúc đi giang hồ.

Đoạn đường từ  Bắc Quế Lâm qua Toàn Châu Trường Sa đến Hán Khẩu theo sông Tương qua Động Đình Hồ. Lần đi giang hồ và đi sứ Nguyễn Du đều đi qua. Khi đi sứ Nguyễn Du có nhắc lại cảnh cũ. : Tây Hà Dịch, Hoàng Hạc lâu, Hán Dương vãn điểu. Độ Hoài cảm Văn thừa tướng..

Nguyễn Du không có tâm sự hoài Lê và hoàn toàn theo minh chúa là vua Gia Long

         Trong hành động Nguyễn Du năm 1796 muốn trốn vào Nam theo  chúa Nguyễn Ánh bị Trấn Thủ Tây Sơn  Nguyễn Văn Thận bắt giam ba tháng. Trong bài thơ Ức Gia Huynh, năm 1795  Nguyễn Nể xung phong trấn giữ  đất thang mộc Quy Nhơn của Tây Sơn. Phan Huy Ích ca tụng việc này, thì Nguyễn Du cho rằng : chức quan ràng buộc thân nơi lam chướng, lạnh lẽo, từ biệt từ nay không biết kiếp nào gặp nhau, trong mộng tìm nhau cũng khó khăn. Năm 1802 khi vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du đem lương thực thủ hạ ra tiếp đón.

         Từ giữa năm 1790 đến 1794, Nguyễn Du sống tại Thăng Long, nương tựa nơi anh Nguyễn Nể, nhưng sống tại Gác Tía nhà  câu cá anh Nguyễn Khản, cạnh đền Khán Xuân và Cổ Nguyệt Đường, yêu cô hàng xóm họ Hồ. Ba năm này Nguyễn Du viết Đoạn Trường Tân Thanh. Phạm Đình Hổ trong thơ chữ Hán đã trêu cô gái mới lớn Hồ Phi Mai, yêu anh chàng viết Đoạn Trường nên đứng trước gương cũng uốn éo như đứt ruột.

         Nguyễn Nể được vua Quang Trung nể vì học thức, thường gióng ngựa quý đến thăm. Các quan, tướng Tây Sơn đến dinh Kim Âu ở Bích Câu, nghe cô Cầm gảy đàn vung tiền thưởng như nước. Nhưng Nguyễn Du chỉ đứng trong bóng tối, không hề muốn dựa thế lực của anh để ra làm quan Tây Sơn. Sau khi vua Quang Trung mất năm 1792, Nguyễn Nể được triệu về Phú Xuân làm thầy dạy vua Cảnh Thịnh, sách Tiểu Học do Sùng Chính Viện cụ Nguyễn Thiếp vừa biên soạn. Nguyễn Nể được thăng chức Trung Thư Lĩnh chức vụ quân sư ngang hàng với Trần Văn Kỷ, nhưng phải đối phó với Bùi Đắc Tuyên đang chuẩn bị những bước tiếm quyền Tây Sơn. Chức vụ Trấn Thủ Quảng Nam, thời các chúa Nguyễn dành cho các Thế tử sắp kế vị được trao cho con là Bùi Đắc Trụ. Trong khi Trần Văn Kỷ bị đày làm lính thú, Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhậm về ở ẩn, đi tu đạo Lão, đạo Phật. Nguyễn Nể phải xung phong đi trấn đóng Quy Nhơn 1795, xin đi sứ truyền ngôi vua Càn Long năm 1795-1796 và cuối cùng xin đi xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô  ở Nghệ An, sau khi tướng Vũ Văn Dũng giết cha con Bùi Đắc Tuyên và Tướng Ngô Văn Sở.

         Năm 1796, Nguyễn Du muốn trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh. Nguyễn Du không chọn lựa giữa Nguyễn Huệ  và Nguyễn Ánh, vì Nguyễn Huệ đã mất. . Mà chọn lựa giữa Nguyễn Ánh và Bùi Đắc Tuyên, Vũ Văn Dũng.

         Năm 1802, Nguyễn Du ra tiếp đón dâng lương thực và ngựa cho vua Gia Long. Anh Nguyễn Nể đã quy hàng dưới trướng vua Gia Long. Vua Gia Long không dùng Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn Nể, chỉ tham khảo ý kiến mà lại dùng con Phan Huy Ích là Phan Huy Chú, Phan Huy Thực, em Ngô Thời Nhậm là Ngô Thời Vị và Nguyễn Du, Nguyễn Ức  em Nguyễn Nể.

         Đó là tóm lượt những phát hiện mới của tôi về Nguyễn Du. Trong nước có thể tham khảo site : Tạp chí Văn Hóa Nghệ An : Phạm Trọng Chánh các bài viết :

Bàn về bút hiệu Nguyễn Du

Nguyễn Du từ Thái Nguyên sang Vân Nam năm 1787.

Chia tay Nguyễn Đại Lang tại Liễu Châu.

Nguyễn Du nhà sư Chí Hiên : Giang Bắc Giang Nam cái túi không.

Nguyễn Du gặp Đoàn Nguyễn Tuấn  trong sứ đoàn Tây Sơn tại Hoàng Châu 1790

Nguyễn Du : Người đi săn núi Hồng (1794-1796)

Đi theo hành trình Nguyễn Du : Bắc Hành Tạp lục.

Nguyễn Nể : Bậc kỳ tài. Vua Quang Trung nể vì học thức thường gióng ngựa quý tới thăm.

Sách viết :

Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du Mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn. Paris 2011.

Paris 21-5-2015

PHẠM TRỌNG CHÁNH

Về tác giả : Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục- Đại Học Paris V. Ông cũng là nhà thơ với biệt hiệu Nhất Uyên, đã cho ra đời nhiều tập thơ.

Ông đã dịch ra thơ lục bát toàn bộ hai bản hùng ca Odyssée và Illiade cuả  thi hào Homère.

Ông thạo hán nôm và có nhiều nghiên cứu và khám phá về Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương mà một phần sẽ được trình bày ở đây.


Nouvelles découvertes sur Nguyễn Du-Communication du Dr Phạm Trọng Chánh


Résumé : En quelle année Nguyen Du a-t-il écrit Truyên Kiêu ? Pourquoi y-a-t-il des poèmes qu'il a écrits à Trường An, Hàng Châu, villes qui ne sont pas situées sur son itinéraire d'ambassadeur? Qui sont les personnages Nguyễn Đại Lang, Nguyễn Sĩ Hữu dans le recueil de poèmes Thanh Hiên Thi tập? Pourquoi Nguyễn Du nomme-t-il 'années de vent et de poussière' la période de sa vie s'étendant de ses 20 à ses 30 ans alors que d'après le registre de famille (gia phả), il se trouve à Quỳnh Hải, pays de son épouse et revient à Hồng Lĩnh? Dans ses poèmes en sino-vietnamien, décrit-il des voyages imaginaires ou des endroits où il a réellement vécu? Devons-nous avoir confiance dans le registre de famille (gia phả) écrit par Nguyễn Y fils de Nguyễn Nhưng ou dans les propres poèmes de Nguyễn Du ?

L'auteur (de la communication) a découvert le personnage Nguyễn Đăng Tiến, alias Quản Vũ Hầu, alias Cai Gia, gouverneur par intérim de Thái Nguyên, combattant les Tây Sơn à Tư Nông, fait prisonnier et libéré par le général Vũ Văn Nhậm à cause de sa bravoure.

En 2009, l'auteur a entrepris un voyage en Chine, étudié les cartes des endroits mentionnés dans les poèmes en sino-vietnamien de Nguyễn Du et traduit la totalité de ses poèmes en sino-vietnamien. L'auteur découvre que Nguyễn Du a effectué un voyage d'aventures en Chine en 1787-1790: dans le recueil ' Thanh Hiên thi tập', il y a des noms de lieux, des paysages chinois: Vân Nam, Liễu Châu, Quế Lâm, Giang Hán, Giang Nam, Giang Bắc, Trung Châu, Nam Đài, Long Thủy. Le recueil 'Bắc Hành Tạp Lục' ne contient pas que des poèmes composés pendant la période de voyage en tant qu'ambassadeur mais aussi des poèmes composés pendant son voyage d'aventures 23 ans auparavant.

L'auteur a reclassé les poèmes en sino-vietnamien de Nguyễn Du dans 2 livres:

-Nguyễn Du-Dix ans de vent et de poussière et l'histoire d'amour avec Hồ Xuân Hương

-En suivant l'itinéraire de Nguyễn Du : Bắc Hành Tạp lục : Poèmes d'ambassadeur en 1813 et poèmes de la période d'aventures 1787-1790.

(traduction par LÂM THÀNH MỸ du résumé en vietnamien


Nouvelles découvertes sur la biographie de NGUYỄN DU

Dr PHẠM TRỌNG CHÁNH

A quel moment Nguyễn Du a-t-il lu le roman chinois KIM VÂN KIỀU ?

Nguyen Du possède un exemplaire du roman KIM VAN KIEU de Thanh Tâm Tài Nhân non pas lors de son voyage d’ambassadeur en 1813 mais depuis 1790 à Hàng Châu. Pr Hoàng Xuân Hản a supposé que peut-être en 1789-1790, Nguyễn Nể,  le frère de Nguyễn Du, vice-ambassadeur de la délégation envoyée par le roi Quang Trung en Chine pour demander la reconnaissance de l’empereur chinois, a rapporté ce roman comme cadeau à son frère. M. Hoàng Xuân Hản m’a dit que Nguyễn Du a écrit l’Histoire de Kiêu avant d’être nommé mandarin en 1802, car après cette nomination, il est trop occupé par ses fonctions pour l’écrire. Toujours d’après Pr.Hoàng Xuân Hản, Nguyễn Du a écrit l’Histoire de Kiều très tôt, à 24 ans. Pr Nguyễn Tài Cẩn, après 10 ans de recherches sur des mots interdits (qui sont des noms propres des rois Lê et des seigneurs Trinh) dans 8 exemplaires différents de l’Histoire de Kiều, après la lecture de plus de 30 000 vers, a abouti à la conclusion que ces exemplaires ont tous évité les mots interdits, ce qui veut dire que l’œuvre est écrite sous le régime des rois Lê et des seigneurs Trinh ou dans une période adjacente mais pas sous le règne de Gia Long. J’ai eu l’occasion de rencontrer et faire la connaissance du Pr Nguyễn Tài Cẩn dans les années 1980, quand il est venu (avec son épouse) à Paris pour enseigner dans le Département des Etudes vietnamiennes, Université Paris VII. Vers la fin de sa vie à Moscou, je lui ai communiqué  par correspondance mes découvertes lors des recherches sur des poèmes en sino-vietnamien de Nguyễn Du : j’ai découvert ses 3 années d’aventures en Chine dans sa période de ‘10 ans de vent et de poussière’ (1786-1796) et son histoired’amour avec Hồ Xuân Hương, grâce à l’étude détaillée des noms de lieux, des circonstances historiques et grâce à mon voyage en Chine en suivant l’itinéraire à travers ces lieux. Pr Nguyễn Tài Cẩn s’est montré très heureux en recevant mes livres comme cadeaux. Il me fait savoir qu’il est à moitié paralysé mais il s’efforce de m’écrire car il a trouvé mes recherches très intéressantes. Surtout l’histoire où Nguyễn Du a donné rendez-vous à Nguyễn Đai Lang à Trung Châu , c'est-à-dire Hàng Châu. Là, se trouve le mausolée de Nhạc Phi, à côté du lac de l’Ouest. Nguyễn Du est resté assez longtemps pour écrire 5 poèmes ; en face de la tombe, il ya une statue d’animal ( ?), à un coin du lac, on trouve la pagode HỔ PHÁO où Từ Hải a été bonze. Peut-être le bonze Chí Hiên (qui est Nguyễn Du) a habité dans cet endroit, où il a pris connaissance de l’histoire de Từ Hải et il a trouvé le roman Kim Vân Kiều de Thanh Tâm Tài Nhân écrit sous le règne du roi Khang Hy et publié sous celui de Càn Long et qui connaît le succès à Hàng Châu en 1790. Après avoir rencontré Nguyễn Đai Lang, Nguyễn Du a reçu de l’argent et il a pu aller à Yên Kinh en cabriolet à 2 chevaux. Lors de son retour à Hoàng Châu Hà Bắc, il a rencontré Đoàn Nguyên Tuấn, membre de la délégation d’ambassade des Tây Son, sur le chemin de Nhiêt Hà, lieu de villégiature du roi Càn Long. Đoàn Nguyên Tuấn a composé 2 poèmes pour relater cette rencontre : ‘A Hoàng Châu, rencontre avec l’ami écrivain Nguyễn qui arrive de Yên Kinh et à qui je dédie ce poème’ ; le 2è poème parle des ‘joues roses brimées depuis toujours par le destin’. Qui est cet ami voyageur ? C’est Nguyễn Du.

J’ai identifié le personnage Nguyễn Đai Lang trés présent dans le recueil de poèmes Thanh Hiên Thi Tập. C’est Nguyễn Đăng Tiến, gouverneur militaire par intérim de Thái Nguyên, alias Cai Gia dans le roman historique Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Cai Già dans le livre Lịch Triều Tạp Ký de Ngô Cao Lãng. J’ai retrouvé les paysages décrits dans les poèmes du recueil cité ainsi que la population de ces lieux. En disant au revoir à Nguyễn Đại Lang, Nguyễn Du déclare qu’il va longer le fleuve Giang Hán pour parvenir à Trường An et lui donne rendez-vous à Trung Châu. Les traducteurs prennent Trung Châu pour Thăng Long et ont supprimé le mot Hán, ainsi ‘J’ai traversé le fleuve Hán’ devient ‘J’ai traversé le fleuve’ Trung Châu n’est pas Thăng Long, c’est en plein dans la Chine. Par une autre voie, j’ai montré que les conclusions du Pr Nguyễn Tài Cẩn sont exactes. Le Pr est satisfait avant de  quitter cette vie. Nguyễn Du possède un exemplaire du roman Kim Vân Kiều en 1790 en quittant Hàng Châu.

La date de naissance de NGUYỄN DU :

   D’après le registre familial (gia phả), Nguyễn Du est né le 23 du 11è mois de l’année  Át Dậu, soit le 03 Janvier 1766. Ecrire que Nguyễn Du est né en 1765 est inexact. Le père de Nguyễn Du est Nguyễn Nghiễm dont la fonction est équivalente à celle du Premier Ministre d’aujourd’hui. Il a 8 femmes. La mère de Nguyễn Du, Mme Trân Thị Tần est la troisième. D’après la tradition, la première femme est choisie par les parents pour les servir, la deuxième femme est choisie par la première pour être son amie. Ces deux gèrent le domaine familial de Tiên Điền. Les enfants suivent le père. La troisième est choisie par le mari lui-même. Elle est issue de la province de Bắc Ninh. Son père gère les documents familiaux. Elle est la plus aimée du mari qui l’emmène avec lui, elle a aussi 5 enfants. Elle a donc une influence certaine dans la famille et non le contraire comme certains ont écrit.

Nom littéraire de Nguyễn Du :

Nguyễn Du a comme nom symbolique (hiệu) Thanh Hiên. Ceci est clairement indiqué par le titre du recueil de poèmes : Thanh Hiên thi tâp. Le mot Thanh provient de Thanh Liên, nom symbolique du poète Lý Bạch. Le mot Hiên est utilisé fréquemment dans la famille : Nghi Hiên pour le père, Quế Hiên pour le frère Nguyên Nể, Thích Hiên pour le neveu Nguiyễn Thiện.

Nguyễn Hành, dans le poème ’A la chasse’ a rappelé le nom ‘Phi Tử’ pour Nguyễn Du. Phi Tử est un personnage du temps de Chu Hiếu Vương, de la période des Royaumes Combattants (Xuân Thu Chiến Quốc), il a fait don au roi d’un cheval et est promu Phụ Dung. Ce fait correspond au geste de Nguyễn Du offrant chevaux, nourritures… au roi Gia Long quand celui-ci effectue son périple vers le Nord en 1802 et nommé à la suite sous-préfet de Phù Dung, d’où le nom de Phi Tử pour Nguyễn Du.

Depuis la découverte de ‘Lưu Hương Ký’’, recueil de poèmes de Hồ Xuân Hương et de ses amis, on y trouve deux poèmes signés Chí Hiên. En partant des reproches exprimés dans ces 2 poèmes, je pense qu’ils proviennent de Nguyễn Du qui blâme Hồ Xuân Hương pour son mariage avec le médecin du quartier de l’Ouest (xóm Tây), village de Nghi Tàm pendant que Nguyễn Du est emprisonné à Hồng Lĩnh en 1796. Je pense que c’est le nom symbolique de Nguyễn Du avant qu’il adopte celui de Thanh Hiên. A la fin de l’année 1787, Nguyễn Du est allé à Vân Nam, il y est malade pendant 3 mois, puis il se fait bonze avec le nom Chí Hiên pour effectuer un voyage d’aventures jusqu’à Trường An en donnant rendez-vous à Trung Châu à Nguyễn Đại Lang. En tant que bonze, il a pu voyager sur les bateaux des commerçants, moyen commode pour traverser ‘les fleuves Giang Nam, Giang Bắc les poches vides, parcourir mille lieues, le bonnet jaune au soleil couchant’(environ 5000 km) et Psalmodier le livre de prière Kim Cương mille fois (1000 :365 jours = environ 3 ans).

Le nom Tố Như n’apparait qu’une seule fois, dans le poème ‘En lisant l’histoire de Tiểu Thanh’. Que signifie Tố Như ? Sur quelle réminiscence est créé ce nom ? Pourquoi le poème cité se trouve-t-il à la fin du recueil Thanh Hiên Thi Tập, ce qui correspond à la période où Nguyễn Du est préfet de Thường Tín en 1803-1804 ? Pourquoi Hồ Xuân Hương a composé le poème ‘Au lac de l’Ouest, je pense à mon ami’ dont le contenu répond à celui de ‘En lisant l’histoire de Tiểu Thanh’, après avoir quitté son mari Tổng Cóc’ pour revenir au village Nghi Tàm ?

Si on identifie Tố Như à Nguyễn Du, alors les deux vers ‘Dans trois cents ans, y aura-t-il quelqu’un pour pleurer Tố Như’ n’ont pas de sens. Pourquoi Nguyễn Du demande t-il quelqu’un pour le pleurer dans trois cents ans ? Pourquoi pas mille ans ? Cette attitude est contraire au renoncement de renommée exprimé dans les poèmes sur la chasse composés à Hồng Lĩnh. Pourquoi Nguyễn Du à 38 ans, mandarin depuis peu, se compare t-il à une jeune fille de 18 ans, épouse de second rang, opprimée par la première femme et morte de chagrin ? Un homme de ce temps là ne se compare pas avec une femme. Les 6 premiers vers parlent de la jeune fille, pourquoi Nguyễn Du évoque t-il son sort dans les deux derniers qui sont hors sujet ? Nguyễn Du ne peut pas composer des vers hors sujet  de cette façon.

Comment comprendre ‘tố như’ ? D’après le dictionnaire Thiều Chửu, Tố est une personne de qualité, như signfie ‘comme’. Tố như signifie une personne de qualité comme Tiểu Thanh. Le poème étant composé au moment où Nguyễn Du est préfet de Thường Tín ; il est veuf récemment, il revient à Cổ Nguyệt Đường, ancien lieu de résidence de Hồ Xuân Hương qui est mariée comme seconde épouse de Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà et qui souffre de sa condition, comme Tiểu Thanh. Touché par cette souffrance, Nguyễn Du a écrit le poème sur Tiểu Thanh pour compatir avec Hồ Xuân Hương :’Dans trois cents ans, qui pleurera sur la femme de qualité comme Tiểu Thanh’. Recevant ce poème, Hồ Xuan Hương rompt avec Tổng Cóc : Mille taels d’or ne rachètent pas la tâche de chaux’ : Même si vous me donnez mille taels d’or, je ne reviendrai pas avec vous comme le crapaud portant la tâche de chaux ( je pars à jamais). Revenue à Nghi Tàm, Ho Xuân Hương écrit le poème ‘ Au lac de l’Ouest, je me souviens de mon ami’ : ‘ Le lac de l’Ouest est comme avant, Mon ami pense-t-il au futur ? La digue de Nhật Tân est rompue mais la voie reste, La pagode Trấn Quốc couverte de lichen retient encore les vers, Ici à l’ombre du buffle d’or, la lune perd son éclat, Là sur la colline de phénix de terre la fumée obscurcit le paysage, Le lac  est-il profond ou non ? Sa profondeur n’est pas comparable à mon souvenir ‘ Les sentiments  dégagés de ce poème correspondent entièrement à son amour de trois ans avec Nguyễn Du et répondent à son poème.

 L’erreur sur le nom littéraire de Nguyễn Du provient des copistes de l’Ecole Française d’Extrême-Orient. Dans le temps, les frères ne se désignent que par les termes de ‘grand frère’ ou ‘petit frère’ comme Nguyễn Du le fait avec son grand frère Nguyễn Nể ou son petit frère Nguyen Ức. Le poème adressé par Nguyễn Nể à Nguyễn Du porte un titre bizarre : En pensant à mon frère Thanh Hiên Tố Như ? Personne n’écrit les deux noms à la suite.

Nguyễn Du, représentant du pouvoir militaire de son frère Nguyễn Khản à Thái Nguyên : En 1783, quand Trịnh Tông accède au pouvoir en tant que Seigneur, Nguyên Khản devient Premier ministre et Ministre de l’Intérieur à la fois. Nguyễn Du vient de réussir au concours comme bachelier, Nguyễn Khản le nomme à un poste militaire comme commandant d’une force militaire importante à Thái Nguyên et nomme Nguyễn Quýnh un autre frère comme commandant d’une autre formation militaire importante également. Le commandant militaire de Thai Nguyên par intérim est Nguyễn Đăng Tiến, ayant le titre de Quan Vũ Hầu, c’est Cai Già, Cai Gia, Nguyễn Đại Lang. Il est un ‘bandit coriace’ chinois, originaire de Việt Đông, réfugié au Viet Nam. Nguyễn Khản l’utilise d’abord comme professeur d’arts martiaux pour ses frères. Thái Nguyên est l’endroit où arrivent de nombreux chinois aventuriers venus pour l’exploitation des mines d’argent ; l’envoi de Cai Gia à Thái Nguyên est une décision logique. Nguyễn Đại Lang et Nguyễn Du se sont déclarés frères d’adoption, ‘à la vie, à la mort’. Nguyễn Đại Lang est plus âgé que Nguyễn Khản qui lui-même a 31 ans de plus que Nguyễn Du, c’est pour cela que Nguyễn Du le considère comme le frère aîné : Nguyễn Đại Lang. Les deux ont été faits prisonniers ensemble par le général Tây Sơn Vũ Văn Nhậm qui les a libérés. Nguyễn Du a changé la région d’origine de Từ Hải : De Hấp Huyện An Huy, elle devient Việt Đông qui est celle de Cai Gia Nguyễn Đại Lang.

Ces faits contredisent ce qui est écrit dans le registre familial (gia phả) d’après lequel Nguyễn Du a bénéficié d’un petit poste issu de son père adoptif Hà. Et que Nguyễn Du s’est marié pendant cette période à Quỳnh Lưu par l’entremise de. Nguyễn Khản, le protecteur de Nguyễn Du. En fait, celui-ci est alors fort occupé à faire face aux troupes récalcitrantes que sont les gardes seigneuriales, il n’a pas l’esprit dispos pour s’occuper du mariage de Nguyễn Du.

La personne qui suit le roi Gia Long dans sa marche sur Hà Nội n’est pas Nguyễn Du mais Nguyễn Nể

Nguyễn Nể, mandarin des Tây Son, avec une fonction équivalente à celle de Trần Văn Kỷ dirige aussi  la construction de Phượng Hoàng Trung Đô avec le gouverneur Nguyễn Văn Thận et Trần Quang Diệu, reçoit l’ordre du roi Cảnh Thịnh (successeur de Quang Trung) de raccompagner Nguyễn Thiếp à la Cour. Pendant leur voyage, Phú Xuân est occupé par Gia Long, Cảnh Thịnh est parti au Nord et ils n’arrivent pas à le rattraper. Les deux sont convoqués par Gia Long qui leur accorde l’amnistie, Nguyễn Thiếp peut retourner dans son village ; Nguyễn Nể est gardé par Gia Long pour le conseiller sur les modalités d’un voyage d’ambassade vers la  Chine afin de demander à l’empereur chinois de le reconnaître comme roi du Viet Nam.

Pendant cette période, Nguyễn Du n’est pas à Hồng Lĩnh mais à Quỳnh Hải. Dans les poèmes écrits à Quỳnh Hải, Nguyễn Du dit bien qu’il a trente ans. Pendant le périple de Gia Long vers le Nord, Nguyễn Du va à sa rencontre avec ses élèves, ses partisans et des chevaux, de la nourriture. La rencontre a lieu à Sơn Nam, sous-préfecture de Phù Dung. Gia Long le nomme immédiatement sous-préfet de l’endroit.

Ce détail infirme le récit du registre familial (gia phả) suivant lequel Nguyễn Du est parti de Hà Tỉnh pour rencontrer Gia Long, l’accompagne au Nord et y est nommé sous-préfet de Phù Dung.

De nombreux poèmes des recueils Thanh Hiên thi tập et Bắc Hành tạp lục sont écrits en Chine, pendant la période du voyage d’aventures :

Dans Thanh Hiên thi tập, de nombreux poèmes ont été composés à Vân Nam, Liễu Châu, Quế Lâm : Sơn cư mạn hứng, U cư, Mạn hứng, Xuân dạ, Lưu biệt Nguyễn Đại Lang, Biệt Nguyễn Đại Lang, Tống Nguyễn Sĩ Hữu nam qui.

Dans Bắc Hành Tạp lục, presque la moitié a été écrite en 1788-1790, 23 ans avant le voyage d’ambassade.

-Les poèmes composés à Trường An, Hàng Châu ne concernent pas le voyage d’ambassade : ces villes ne se trouvent pas sur l’itinéraire du voyage sus-mentionné. Ils se nomment :Bùi Tấn Công mộ, Dương Phi cô lý, Phân Kinh Thạch Đài, les cinq écrits devant le tombeau de Nhạc Phi

-Les poèmes où Nguyễn Du voyage en solitaire, seul sur une barque petite comme une feuille. En voyage d’ambassade, Nguyễn Du voyage avec une délégation de 27 personnes, avec des tributs pour l’empereur de Chine contenus dans des centaines de malles : or, argent, ivoire, corne de rhinocéros, cannelle, nids d’hirondelle, soie, velours…Un chef militaire chinois règle l’accueil et accompagne la délégation de la porte Nam Quan à Pékin et au retour. Dans chaque région traversée, des centaines, parfois des milliers de soldats protègent la délégation. Certaines régions sont peuplées de pirates du genre Hoàng Sào, Lương Son Bạc, la population peut aussi fomenter des révoltes en cas de mauvaises récoltes, famine. L’administration locale ne peut pas laisser les tributs emportés par les pirates, elle serait punie sévèrement par l’empereur. Les bateaux sont aussi accompagnés, les relais sont fortement éclairés. Les portails de bienvenue, les autels d’accueil, les bruits des tambours, des pétards, des canons, des chants, les banquets, tout cela forme une atmosphère très animée. Nguyễn Du ne peut pas se déclarer voyager en solitaire avec un cheval. Les poèmes Chu hành tức sự, Sơn Đường dạ bạc, Thương Ngô mộ vũ, Thuong Ngô trúc chi ca, Vọng Tương Sơn tự, Bất tiến hành, Tương  Âm dạ… présentent des détails laissant penser que Nguyễn Du les a composés pendant son voyage d’aventures.

- Les poèmes composés pendant la période des Tây Son parlent du vent d’Ouest, des sentiments anti-Tây Sơn : Phản Chiêu Hồn, Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, Nhiếp Khẩu đạo Trung,Tín Dương tức sự, Hoàng Hà trở lao.Trở binh hành. Biện giả. Sơ thu cảm hứng …Ces poèmes visent les Tây Son : Tây phong biến dị hương : ’ Le vent d’Ouest fait vaciller la région d’accueil’ ; en effet, le débâcle de Tôn Sĩ Nghị fait vaciller la terre de Chine  (Tín Dương tức sự)

- Les poèmes concernant les événements anti-mandchous : Quế Lâm Cù các bộ  L’ambassadeur Nguyen Du ne peut pas visiter le tombeau des partisans pro-Ming, anti-mandchou. Ce poème est écrit pendant le voyage d’aventures.

Le trajet de Bắc Quế Lâm, Toàn Châu Trường Sa à Hán Khẩu le long du fleuve Tương jusqu’à Động Đình Hồ.…, Nguyễn Du l’a fait deux fois : pendant le voyage d’aventures et celui d’ambassade . Lors de ce dernier, Nguyễn Du  parle de souvenir : Tây Hà Dịch, Hoàng Hạc lâu, Hán Dương vãn điểu.. Độ Hoài cảm Văn thừa tướng..

Nguyễn Du n’a pas regretté les rois Lê et suit entièrement Gia Long considéré comme le chef éclairé :

Dans les faits, en 1796, Nguyễn Du, accusé de vouloir rejoindre Nguyễn Ánh, est arrêté par le gouverneur Tây Sơn Nguyễn Văn Thận et emprisonné pendant trois mois.

En 1795, Nguyễn Nể se porte volontaire pour le poste de gouverneur de Qui Nhơn, terre d’origine des Tây Sơn. Phan Huy Ích ne tarit pas d’éloge pour ce geste mais Nguyễn Du dans le poème adressé à son frère, considère qu’il s’est ligoté lui-même à une région mal famée, se demande si jamais ils se reverront, ce sera difficile même en songe. En 1802, quand Gia Long se rend au Nord, Nguyễn Du l’accueille son son chemin avec partisans et nourriture.

 Du milieu de l’année 1790 à l’année 1794, Nguyễn Du vit à Thăng Long sous la protection de son frère Nguyễn Nể, mais passe ses jours plutôt au pavillon de pêche de Nguyễn Khản, à côté du temple Khán Xuân et de Cổ Nguyệt Đường où vit Hồ Xuân Hương qu’il a aimée. Pendant ces 3 années, Nguyễn Du commence à écrire Đoạn Trường Tân Thanh (Nouvelle voix des entrailles déchirées, nom d’origine de l’Histoire de Kiều). Phạm Đinh Hổ dans un poème en sino-vietnamien (Hán) a taquiné l’adolescente Hồ Phi Mai, amoureuse de celui qui écrit Đoạn Trường Tân Thanh et qui se tortille devant une glace comme si elle a les entrailles déchirées.

Nguyễn Nể jouit de la considération du roi Quang Trung qui lui rend souvent visite en utilisant son précieux cheval. A Thăng Long, au palais Kim Âu dans le quartier Bích Câu, pendant que  les dignitaires Tây Sơn écoutent la ravissante cithariste et l’inondent de récompenses, Nguyễn Du est présent aussi mais dans l’ombre. Il ne veut pas profiter de l’influence de son frère pour obtenir un poste de mandarin. Quand le roi Quang Trung est mort en 1792, Nguyễn Nể est demandé à la capitale Phú Xuân pour être le précepteur du jeune roi Cảnh Thịnh, les livres d’enseignement venant d’être rédigés par Nguyễn Thiếp à Sùng Chánh Viện. Nguyễn Nể est alors promu Grand Conseiller à l’égal de Trần Văn Kỷ, mais doit déjà faire face à Bùi Đức Tuyên qui prépare déjà sa conquête du pouvoir des Tây Sơn. La fonction de Gouverneur de Quảng Nam, réservée aux princes héritiers du temps des Seigneurs Nguyễn, est revenu à son fils Bùi Đắc Trụ. Pendant que Trần Văn Kỷ est relégué pour être soldat combattant,, Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhậm se retirent pour pratiquer le taoisme, le bouddhisme, Nguyễn Nể se porte volontaire pour gouverner Quy Nhơn en 1795, pour aller avec la délégation d’ambassade en Chine lors de la cérémonie de l’intronisation par le roi Càn Long (démissionnaire) de son fils en 1795-96 et enfin  demande à aller construire Phượng Hoàng Trung Đô à Nghệ An après que le général Vũ Văn Dũng a tuè Bùi Đắc Tuyên, son fils et le général Ngô Văn Sở.

En 1796, Nguyễn Du voulait aller au Sud rejoindre Nguyễn Ánh . Nguyễn Du n’a pas à choisir entre Nguyễn Huệ et Nguyễn Ánh parce que Nguyễn Huệ est mort. Il a à choisir entre Nguyễn Ánh et Bùi Đắc Tuyên, Vũ Văn Dũng.

En 1802, Nguyễn Du est allé accueillir le roi Gia Long avec de la nourriture et des chevaux. Son frère Nguyễn Nể s’est déjà soumis à ce dernier. Gia Long ne garde pas Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn Nể, il leur demande seulement des conseils, mais il utilise Phan Huy Chú, Phan Huy Thục, tous deux fils de Phan Huy Ích,  Ngô Thời Vị, petit frère de Ngô Thời Nhậm  et Nguyễn Du, Nguyễn Ức, petits frères de Nguyễn Nể.

Voilà le résumé de mes découvertes sur Nguyễn Du. Les lecteurs intéressés peuvent consulter mes articles suivants publiés sur le site ‘Văn Hóa Nghệ An’ :

Bàn về bút hiệu Nguyễn Du.  A propos du nom littéraire de  Nguyễn Du

Nguyễn Du từ Thái Nguyên sang Vân Nam năm 1787. Nguyễn Du de Thái Nguyên au Vân Nam en 1787

Chia tay Nguyễn Đại Lang tại Liễu Châu. Séparation avec  Nguyễn Đại Lang à Liễu Châu.

Nguyễn Du nhà sư Chí Hiên : Giang Bắc Giang Nam cái túi không. Nguyễn Du le bonze Chí Hiên : Giang Bắc Giang Nam les poches vides.

Nguyễn Du gặp Đoàn Nguyễn Tuấn  trong sứ đoàn Tây Sơn tại Hoàng Châu 1790. Nguyễn Du rencontre  Đoàn Nguyễn Tuấn  dans la délégation d’ambassade des Tây Sơn à Hoàng Châu 1790

Nguyễn Du : Người đi săn núi Hồng (1794-1796). Nguyễn Du : le chasseur dans les monts Hồng Lĩnh (1794-1796)

Đi theo hành trình Nguyễn Du : Bắc Hành Tạp lục.  En suivant l’itinéraire de  Nguyễn Du dans Bắc Hành Tạp lục.

Nguyễn Nể : Bậc kỳ tài. Vua Quang Trung nể vì học thức thường gióng ngựa quý tới thăm. Nguyễn Nể : Un homme très talentueux Le roi Quang Trung a beaucoup de considération pour ses connaissances, lui rend souvent visite.

Livre publié :

Phạm Trọng Chánh, Nguyễn Du Mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn  . Paris 2011. Nguyễn Du Dix ans de vent et de poussière et son histoire d’amour avec Hồ Xuân Hương. Ed.Khuê Văn  . Paris 2011.

PHẠM TRỌNG CHÁNH

Paris 21-5-2015

(Traduction de Lâm Thành Mỹ)